TÔN TƯ MẠC : « KINH HOA NGHIÊM LÀ KINH LỚN NHẤT. »
Vào niên hiệu Thượng Nguyên (674-676), Tôn Tư Mạc nhờ uống
Lưu châu đan và Vân mẫu phấn (thuốc luyện đơn của các đạo sĩ) nên thọ đến 150
tuổi mà tướng mạo trông giống như một đồng tử.
Lần nọ, ông đến Trường An, nói về những chuyện xảy ra trong
các đời Tề, Ngụy rõ ràng như tận mắt trông thấy.
Ông còn chép bảy trăm năm mươi bộ KINH HOA NGHIÊM.
Vua Thái Tông muốn đọc kinh Phật, nên hỏi Tôn Tư Mạc:
- Kinh nào là lớn nhất?
Tôn Tư Mạc tâu:
- KINH HOA NGHIÊM là kinh lớn nhất.
Vua lại hỏi:
- Gần đây có bộ ĐẠI
BÁT-NHÃ 600 quyển do tam tạng Huyền Tráng dịch nhưng sao không cho là lớn. Còn
KINH HOA NGHIÊM chỉ có 80 quyển mà lại cho là lớn ư?
Tôn Tư Mạc thưa:
- Pháp giới Hoa
Nghiêm đầy đủ tất cả. Trong một môn có thể diễn thành quyển kinh lớn bằng đại
thiên thế giới. Còn KINH BÁT-NHÃ chính là một môn trong KINH HOA NGHIÊM mà
thôi.
Nghe vậy, vua Thái Tông tỏ ngộ.
Ngài phát tâm thụ trì HOA NGHIÊM NHẤT THỪA BÍ GIÁO, cũng gọi
là ĐẠI BẤT TƯ NGHỊ GIẢI THOÁT KINH.
Vì kinh này có công năng lớn nên sự cảm ứng cũng lớn.
Người học đạo muốn tu tập theo tâm tuệ của Phật, thấu rõ cảnh
giới Phật, chứng đắc quả vị Phật, y theo biển pháp tính Nhất thừa này mà tu
hành, thì không cần trải qua các giai vị.
Khi vừa phát tâm liền thành Chánh giác ngang bằng với các đức
Như Lai trong ba đời.
Ví như giọt nước từ các dòng sông vừa chảy vào biển liền được
gọi là nước biển.
Cũng vậy, nếu người nương theo Đại thừa, Nhị thừa, Quyền
giáo mà tu đủ muôn hạnh, thì dù trải qua nhiều kiếp dài lâu cũng không bằng
nghe kinh này.
Chỉ dùng một chút phương tiện liền sớm chứng quả Bồ-đề.
====
Trích sách « NHỮNG TRUYỆN CẢM ỨNG VỀ KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG
PHẬT HOA NGHIÊM”
-Biên Soạn: Cư Sĩ Hồ U Trinh, ở núi Tứ Minh
-Việt Dịch: Chúc Giải-Huệ Hạnh-Diệu Tuyền
-Hiệu Đính: Định Huệ - Biên tập: Thích Quảng An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét