Nghi bị bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính từ nhiều năm nay rồi.
Từ thuở cô 14 tuổi cho đến nay cô 35 tuổi, đi khám nhiều bệnh
viện thì bác sỹ còn chẩn đoán là cô bị viêm xoang sàng hai bên mãn tính và viêm
mũi dị ứng mãn tính.
Sau khi chụp phim về xoang mũi thì các bác sỹ cũng cho cô
toa thuốc gồm thuốc kháng sinh, có tác dụng
tiêu diệt vi khuẩn và các thuốc giảm đau.
Nhưng thực tế là chứng viêm mũi dị ứng và viêm xoang sàng
hai bên của cô không hết.
Mỗi khi trời trở lạnh hoặc lỡ ngồi dưới máy lạnh, uống nước
có đá là y như cô bị sổ mũi, viêm họng, họng chảy mủ trắng đục, khiến cô bị ho
liên tục suốt đêm không ngủ được, đau buốt, đau ê ẩm hai bên mang tai, 2 bên
mũi- gần mắt và cả đỉnh đầu nữa, khổ sở lắm.
Còn chứng viêm mũi dị ứng thì sáng nào vừa ngủ dậy cũng khiến
Nghi hắt xì hơi liên tục, nước mũi chảy ròng ròng như con nít.
Mỗi khi Nghi hắt hơi thì trong nhà ai cũng giật mình.
Khổ nhất là nếu lỡ tiếp khách vào sáng sớm thì sẽ làm cô mất
tự tin, cảm thấy ái ngại vì chứng viêm mũi dị ứng sẽ khiến nước mũi chảy ròng
ròng.
Lát hồi nước mũi không chảy ròng ròng nữa thì lại đóng thành
cục màu trắng đục trong mũi.
Điều này khiến cô ngại ngùng với khách đối diện.
Mắc chứng bệnh này tuy nó không đau đớn quá mức, nhưng cũng
khiến cô cảm thấy khó chịu và thống khổ mỗi ngày.
Mỗi lần Nghi đi khám bệnh thì bác sỹ đều cảnh báo coi chừng
cô sẽ bị biến chứng nguy hiểm như viêm tai, viêm thần kinh thị giác, mắt có thể
bị mù và biến chứng đường hô hấp.
Ôi chao mà thống khổ quá.
Nhưng ai mà không mang thân bệnh, người bị bệnh này, người bệnh
kia thôi.
Nghi thấy bà ngoại vào buổi sáng và buổi tối đều chuyên tâm
đọc tụng kinh.
Bà nói 20 năm nay bà chuyên đọc kinh đại thừa thì bỗng chứng
bệnh khớp và chứng đau dây thần kinh chẩm, rối loạn tiền đình …thời trẻ của bà
nhưng nay bỗng nhiên không chữa trị mà tự hết.
Buổi sáng thì Nghi bận đi làm nên cô không đọc kinh cùng bà
ngoại được.
Bà chỉ chuyên đọc một phẩm trong kinh Hoa Nghiêm.
Đó là phẩm thứ 37: “ NHƯ LAI XUẤT HIỆN” mà sư trụ trì người
Hoa ở một ngôi chùa kiểu Trung Quốc, tại Sóc Trăng đã hướng dẫn bà tụng khi thời
trẻ, bà còn ở dưới quê.
Hồi còn nhỏ, tối nào Nghi học bài xong thì cũng thấy bà ngoại
mặc áo tràng, để cuốn kinh trước kệ gỗ, đọc to tiếng các chữ trong kinh.
Hồi đó, Nghi do sự tò mò của con nít nên cũng nhảy vào đọc
theo bà ngoại nhưng con nít thì vốn mau chán và hơn nữa là ba mẹ bắt phải đi ngủ
sớm để mai đi học nên Nghi chỉ đọc theo bà được vài đoạn và chỉ đọc được vài lần
rồi thôi.
Giờ Nghi giở sách kinh ra thì cô vẫn thấy quen thuộc và hay
quá:
“Chư Phật tử!
Đại Bồ Tát phải như thế nào mà thấy thân của đức Như Lai Đẳng
Chánh Giác?
Chư Phật tử!
Đại Bồ Tát phải ở vô lượng xứ mà thấy thân Như Lai.
Vì chư đại Bồ Tát chẳng nên ở một pháp, một sự, một thân, một
quốc độ, một chúng sanh mà thấy Như Lai, phải khắp tất cả nơi thấy Như Lai.
Ví như hư không đến khắp tất cả chỗ sắc phi sắc, chẳng phải
đến chẳng phải chẳng đến.
Vì hư không chẳng có thân.
Cũng vậy, thân Như Lai khắp tất cả chỗ, khắp tất cả chúng
sanh, khắp tất cả pháp, khắp tất cả quốc độ, chẳng phải đến chẳng phải chẳng đến.
Vì thân Như Lai là không có thân.
Vì chúng sanh mà thị hiện thân Phật.
Đây là tướng thứ nhứt của thân Như Lai.
Chư Đại Bồ Tát phải thấy như vậy.
Lại nữa, chư Phật tử!
Ví như hư không rộng rãi chẳng phải sắc mà hay hiển hiện tất
cả sắc.
Nhưng hư không kia không có phân biệt cũng không hý luận.
Thân của Như Lai cũng vậy.
Vì do trí quang minh khắp chiếu sáng làm cho tất cả chúng
sanh, thế gian, xuất thế gian, các nghiệp thiện căn đều được thành tựu.
Nhưng thân Như Lai không có phân biệt cũng không hý luận.
Vì từ xưa đến nay, tất cả chấp trước, tất cả hý luận đều đã
dứt hẳn.
Đây là tướng thứ hai của thân Như Lai.
Chư Đại Bồ Tát phải thấy như vậy.
Lại nữa, chư Phật tử!
Ví như mặt nhựt mọc lên, vô lượng chúng sanh ở Diêm Phù Đề
được lợi ích.
Những là phá tối làm sáng, biến ướt thành khô, sanh trưởng cỏ
cây, thành thục lúa mạ, chói suốt hư không, hoa sen nở xoè, người đi thấy đường,
kẻ ở nhà xong công việc.
Vì mặt nhựt khắp phóng vô lượng quang minh.
Như Lai trí nhựt cũng như vậy, dùng vô lượng sự khắp lợi ích
chúng sanh.
Những là diệt ác sanh lành, phá ngu làm trí, đại từ cứu hộ,
đại bi độ thoát, làm cho họ tăng trưởng căn, lực, giác phần, khiến sanh lòng
tin sâu chắc, bỏ lìa tâm ô trược, khiến kẻ thấy nghe chẳng hư nhơn quả,
khiến được thiên nhãn thấy chỗ thọ sanh sau khi chết,
khiến tâm vô ngại chẳng hư căn lành,
khiến trí tỏ sáng mau nở giác hoa, khiến họ phát tâm thành tựu
bổn hạnh.
Vì thân mặt nhựt trí huệ quảng đại của Như Lai phóng vô lượng
quang minh chiếu sáng khắp nơi.
Đây là tướng thứ ba của thân Như Lai, chư đại Bồ Tát phải thấy
như vậy.
Lại nữa, chư Phật tử!
Ví như mặt nhựt mọc lên, trước hết chiếu những núi lớn như
núi Tu Di v.v... , kế chiếu hắc sơn, kế chiếu cao nguyên, sau rốt chiếu khắp đại
địa.
Mặt nhựt chẳng nghĩ rằng ta trước chiếu đây rồi sau sẽ chiếu
nơi kia.
Chỉ do núi và mặt đất có cao và thấp nên chiếu có trước và
sau.
Đức Như Lai Đẳng Chánh Giác cũng như vậy.
Thành tựu vô biên pháp giới trí luân, thường phóng vô ngại
trí huệ quang minh.
Trước chiếu chư đại Bồ Tát, kế chiếu Duyên Giác, kế chiếu
Thanh Văn, kế chiếu chúng sanh có thiện căn quyết định, tùy theo tâm khí của họ
mà thị hiện trí quảng đại.
Sau rốt chiếu khắp tất cả chúng sanh, nhẫn đến kẻ tà định
cũng chiếu đến để làm nhơn duyên lợi ích thưở vị lai khiến họ được thành thục.
Nhưng đức Như Lai Đại Trí Nhựt Quang chẳng nghĩ rằng, ta phải
chiếu Bồ tát đại hạnh, nhẫn đến sau rốt sẽ chiếu tà định chúng sanh.
Chỉ phóng trí quang bình đẳng chiếu khắp, vô ngại, vô chướng,
vô phân biệt.
Chư Phật tử!
Ví như mặt nhựt, mặt nguyệt, tùy thời xuất hiện, núi lớn,
hang tối chiếu khắp không riêng tư.
Như Lai trí huệ cũng như vậy, chiếu khắp tất cả không có
phân biệt.
Tùy theo chúng sanh căn khí, sở thích không đồng mà trí huệ
quang minh có nhiều thứ khác nhau.
Đây là tướng thứ tư của thân Như Lai, Đại Bồ Tát phải thấy
như vậy.
Lại nữa, Chư Phật tử!
Ví như mặt nhựt mọc lên, những kẻ sanh manh vì không nhãn
căn nên trọn không thấy.
Dầu không thấy, nhưng vẫn được ánh sáng mặt nhựt làm lợi
ích.
Vì do mặt nhựt mà biết thời tiết ngày đêm, thọ dụng các thứ
y phục, ẩm thực, khiến thân mạnh khỏe khỏi tật bịnh.
Như Lai trí nhựt cũng như vậy.
Những kẻ không tin, không hiểu, phá giới, phá kiến tà mạng
sanh sống, vì không tín nhãn nên chẳng thấy chư Phật trí huệ.
Dầu không thấy, nhưng vẫn được sự lợi ích nơi trí huệ của Phật.
Vì do oai lực của Phật làm cho những chúng sanh đó, các sự
khổ nơi thân và những phiền nảo nhơn khổ vị lai đều đựơc tiêu diệt.
Chư Phật tử!
Đức Như Lai có quang minh tên là tích tập tất cả công đức.
Có quang minh tên là chiếu khắp tất cả.
Có quang minh tên là thanh tịnh tự tại chiếu.
Có quang minh tên là xuất đại diệu âm.
Có quang minh tên là hiểu khắp tất cả ngữ ngôn khiến sanh
hoan hỷ.
Có quang minh tên là thị hiện cảnh giới tự tại dứt hẳn tất cả
nghi ngờ.”
( Trích phẩm 37 “NHƯ
LAI XUẤT HIỆN”, kinh Hoa Nghiêm)
…
Hoặc :
“CHƯ PHẬT TỬ!
Giả sử có Bồ Tát trong vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp
thực hành sáu môn ba la mật, tu tập những pháp Bồ Đề phần, nếu chưa nghe pháp
môn đại oai đức bất tư nghì của Như Lai đây.
Hoặc nghe rồi mà chẳng tin, chẳng hiểu, chẳng thuận, chẳng
nhập, thời chẳng được gọi là chơn thiệt Bồ Tát.
Vì chẳng được sanh nhà Như Lai.
Nếu được nghe pháp môn vô chướng ngại trí huệ vô lượng bất
tư nghì của Như Lai đây, nghe rồi tin hiểu tùy thuận ngộ nhập.
Nên biết người này sanh nhà Như Lai, tùy thuận cảnh giới của
tất cả Như Lai, đầy đủ pháp Bồ Tát, an trụ cảnh giới nhứt thiết chủng trí, xa
lìa tất cả những pháp thế gian, xuất sanh tất cả công hạnh của Như Lai, thông đạt
tất cả pháp tánh của Bồ Tát, nơi đức tự tại của Phật không lòng nghi lầm, trụ nơi
pháp vô sư, thâm nhập cảnh giới vô ngại của Như Lai.
Chư Phật tử!
Đại Bồ Tát nghe pháp này rồi, thời có thể dùng bình đẳng trí
biết vô lượng pháp.
Thời hay dùng tâm chánh trực lìa các phân biệt.
Thời có thể dùng thắng dục lạc hiện tiền được thấy chư Phật.
Thời có thể dùng sức tác ý nhập hư không giới bình đẳng.
Thời có thể dùng niệm tự tại đi vô biên pháp giới.
Thời có thể dùng sức trí huệ đủ tất cả công đức.
Thời có thể dùng trí tự nhiên lìa tất cả cấu nhiễm thế gian.
Thời có thể dùng tâm Bồ Đề vào tất cả thế giới mười phương.
Thời có thể dùng sức quán sát lớn biết tam thế chư Phật đồng
một thể tánh.
Thời có thể dùng trí thiện căn hồi hướng vào khắp pháp như vầy:
CHẲNG VÀO MÀ VÀO, CHẲNG PHAN DUYÊN NƠI MỘT PHÁP.
HẰNG DÙNG MỘT PHÁP QUÁN SÁT TẤT CẢ PHÁP.”
…
( Trích phẩm 37 “NHƯ
LAI XUẤT HIỆN”, kinh Hoa Nghiêm)
--
“Tất cả Như Lai những công hạnh
Thế gian ví dụ không kịp được
Vì khiến chúng sanh được ngộ giải
Chẳng dụ làm dụ mà hiển thị.
-
Pháp thậm thâm vi mật như vậy
Trăm ngàn muôn kiếp khó được nghe
Người tinh tấn trí huệ điều phục
Mới được nghe nghĩa bí áo này.
-
Nếu nghe pháp này sanh hoan hỉ
Kia từng cúng dường vô lượng Phật
Được Phật gia trì chỗ nhiếp thọ
Trời người ca ngợi thường cúng dường.
-
Đây là pháp cứu thế đệ nhứt
Đây hay cứu độ những quần phẩm
Đây hay xuất sanh đạo thanh tịnh
Các Ngài thọ trì chớ phóng dật.”
( Trích phẩm 37 “NHƯ
LAI XUẤT HIỆN”, kinh Hoa Nghiêm)
==
Nghi phát tâm đọc kinh theo bà ngoại.
Mỗi tối cô đi làm về, ăn cơm xong thì hai bà cháu ra trước
bàn thờ Phật, mặc áo tràng, rồi thắp nhang và ngồi đọc phẩm kinh thứ 37 này.
Mỗi lần thắp nhang thì Nghi bị dị ứng mùi nhang và cô hắt xì
liên tục, mũi chảy ròng ròng.
Những ngày sau đó thì 2 bà cháu không thắp nhang nữa, sợ bị
dị ứng.
Liên tục như vậy khoảng hơn 3 tháng, gần được 4 tháng, thì
Nghi không bị viêm mũi dị ứng nữa, cô không còn hiện tượng hắt xì khủng khiếp
và nước mũi chảy ròng ròng, rồi bên trong mũi đóng cục màu trắng đục nữa.
Không bị hắt hơi một tràng khi ngửi thấy mùi tiêu, mùi ớt
khô nữa.
Đi chụp phim về xoang sàng thì bác sỹ coi phim chụp xong và
chúc mừng cô vì các xoang của cô đã lành rồi.
Không như trước đó, bác sỹ nhận phim chụp xoang của Nghi mà
nhăn mũi, lắc đầu.
Từ nay hết bệnh thật rồi. Thật là hạnh phúc biết bao!
Bà ngoại nói :
”Khi đọc kinh Hoa Nghiêm giúp tiêu nghiệp chướng của chúng
sanh. Chắc các nghiệp của con đã tiêu rồi đó.
Nhưng để tích bồi thêm phước đức, vì phước đức xài lâu mà
không chịu bồi thêm nên cũng sẽ bị hao hụt đi, thì con cũng nên tiếp tục đọc
kinh đại thừa Hoa Nghiêm này thường xuyên nữa nhé.”
Nghi đọc thêm các tài liệu về Avatamsaka sutra trên internet
thì người ta phân tích kinh Hoa Nghiêm này rất hay và sâu sắc.
Vì vậy, cô phát nguyện trọn đời này, mỗi ngày cô sẽ đọc bộ
kinh Hoa Nghiêm vĩ đại này.
Riêng các phẩm như phẩm 11 (TỊNH HẠNH), phẩm 37 (NHƯ LAI XUẤT
HIỆN), phẩm 40 (PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN)… trong kinh Hoa Nghiêm thì Nghi phát tâm
học thuộc lòng.
Quả là một bộ kinh tuyệt vời và quý báu, không gì bằng.
Từ trải nghiệm thú vị của hai bà cháu, thì Nghi rủ thêm mợ
Út, là vợ của cậu Út, ở sát bên nhà bà ngoại, mỗi tối cùng tham gia đọc kinh
Hoa Nghiêm cùng bà ngoại và Nghi cho vui, để có thêm bạn đồng tu.
Mợ út thấy Nghi quảng bá, giới thiệu về kinh Hoa Nghiêm như
cô đã đọc qua trên internet thì mợ rất hoan hỷ.
Mợ nhận lời tham gia đọc kinh này cùng hai bà cháu liền.
Tác giả : MLS ( GUO TU)
Tác giả : MLS ( Guo Tu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét