ĐÁM CƯỚI DIỄN RA SAU NHIỀU TRỤC TRẶC CẢN TRỞ, NHỜ PHÁT NGUYỆN
TỤNG KINH ĐẠI THỪA SUỐT ĐỜI.
Nga ở Cần Thơ, còn Thành ở Phú Thọ.
Hai người quen nhau thông qua một người bạn chung, trong một
lần đi dự tiệc cưới của người bạn.
Hai người làm việc ở 2 thành phố xa nhau nhưng vẫn liên lạc
qua mạng xã hội, internet.
Vì ở xa nhau nên thỉnh thoảng anh Thành vào Cần Thơ chơi và
thăm Nga.
Lâu lâu thì Nga ra Phú Thọ chơi và thăm anh Thành.
Thành thời trẻ ăn chơi sa đọa nên sau này mắc nhiều bệnh xã
hội, bệnh da liễu. Dạo gần đây Thành bị mất việc, mãi không tìm được việc làm,
không có tài chánh.
Giống như quả báo đến lúc trổ ra, Thành còn bị bệnh trầm cảm
nặng, khiến cả hai bên gia đình đều lo lắng và để ý coi chừng Thành.
Vì dự kiến là sau đám
cưới thì anh Thành chuyển về quê vợ. Anh đang lo lắng cho công việc làm sắp tới
của mình.
Hai người quen nhau cũng 7 năm rồi. Hai người có một điểm chung là cùng yêu thích
vật nuôi, thích tìm hiểu về thiền, thích môi trường yên tĩnh, ăn chay, phóng sanh,
nhiệt tình giúp đỡ những người khác.
Họ đã lên kế hoạch sẽ tổ chức đám cưới ra sao, mời khách, chụp hình cưới ở bãi biển, nghỉ dưỡng
tuần trăng mật ở nước ngoài…
Và đến nay là họ đã lên kế hoạch tổ chức đám cưới 3 lần rồi, nhưng lần nào
cũng bị cản trở, trục trặc, phải hủy đám cưới giờ chót vì nhiều lý do.
Khắc phục được lý do này thì lại nảy sinh ra lý do khác.
Nga có cảm tưởng như là đang bị một thế lực vô hình nào đó cản trở, phá hoại đám cưới của cô vậy.
==
Dì Tâm, em gái của mẹ là người lo lắng cho Nga nhất.
Dì nói : “Cứ như có thế lực vô hình cứ theo cản phá đám cưới
này vậy. Chứ sao mà nhiều lần chuẩn bị đám cưới rồi thì phải hủy vào phút chót.
Chắc phải nhờ vào oai lực của bồ tát và Phật thôi. Chứ kiểu này mãi thì hai đứa
sẽ không cưới nhau được đâu.”
Dì Tâm khuyên là : ” Đám cưới thì con nên làm đơn giản thôi, đừng phô trương quá
đáng.
Người xưa thường kiêng đám cưới mà tổ chức hoành tráng, chụp hình, quay phim cho rầm rộ nổi bật hơn người, rồi thì hai vợ
chồng cũng sớm bỏ nhau, hoặc bị tai nạn, bị tật, hoặc thậm chí bị tử vong luôn.
Chưa có lý giải khoa học logic cho sự liên quan giữa việc tổ chức, chụp hình cưới
hoành tráng với việc xảy ra những tai nạn,
xui xẻo sau đám cưới.
Nhưng một số người họ quan niệm và họ kiêng thì mình cũng kiêng theo họ cho an lành đi
con. Dì cũng chứng kiến nhiều đám cưới hoành tráng đãi nhà hàng khách sạn 5 sao, chụp ảnh cưới thật
chuyên nghiệp, độc đáo nổi trội hơn người
rồi, nhưng 1 năm sau đã ly hôn, tố lỗi cho nhau, căm ghét nhau.
Có đám thì chồng/ vợ bị bệnh chết một vài năm sau đám cưới.
Đám thì vừa cưới xong
được vài tháng là chồng bị xe tông nằm 1 chỗ, vợ phải chăm sóc. Vẫn chưa có lý
giải khoa học nào cho việc này cả.”
==
Rồi dì ấy nói thêm:
“Thay vì chi tiền khủng cho đám cưới xa hoa thì nên làm gọn
gàng, tiết kiệm và dành để làm việc thiện, tích phước như ủng hộ cho người
nghèo, phóng sanh, mời trai tăng, ấn tống kinh, tượng Phật để tích thêm phước
cho gia đình và hai vợ chồng. Người
nghèo và người khổ trên thế giới này còn nhiều lắm. Nếu giúp đỡ được ai thì nên
giúp.”
Dì khuyên Nga nhân dịp
lễ thành hôn của mình thì nên phát tâm
ăn chay một thời gian, đọc kinh Hoa
Nghiêm, phóng sanh, bố thí, giúp đỡ người nghèo, cúng dường tam bảo, ấn tống
kinh đại thừa cho chùa, cúng tượng Phật cho chùa…
Nga bắt tay vào thực hiện các việc mà dì Tâm khuyên.
Đặc biệt, mỗi ngày cô đều đọc tụng vài chục trang kinh Hoa
Nghiêm- bộ kinh đại thừa vốn dày mấy ngàn
trang mà dì Tâm khuyên cô thỉnh ở phòng phát hành của chùa. Vào những ngày nghỉ cuối tuần thì Nga cố gắng
đọc được 100 trang kinh Hoa Nghiêm, mỗi ngày.
==
Khi Nga đọc xong kinh
Hoa Nghiêm gồm 40 phẩm thì một bất ngờ xảy đến.
Anh họ của Nga là anh Tùng.
Anh Tùng là con bác Hai của Nga đang dự tính mở đại lý
bán phân bón- thuốc trừ sâu, nhưng anh và gia đình vợ cùng ở Kiên Giang.
Còn đại lý này mở ở Cần
Thơ nên anh cần người thân tín trông coi,
quản lý giùm.
Vừa lúc đó, thì dì Tâm tiến cử Thành là chồng sắp cưới của
Nga. Trước đây Thành cũng làm quản lý cho một công ty Logistics.
Anh Tùng có gặp Thành một vài lần khi trong dòng họ có đám cưới, đám giỗ.
Anh Tùng cũng có cảm tình với Thành.
Vậy là anh đồng ý nhận Thành làm quản lý cơ sở bán phân bón ở
Cần Thơ của mình.
Từ nay, Thành đã có việc rồi.
Các bệnh mà anh ấy mắc phải thì khi đi tái khám cũng có vẻ
tiến triển tốt hơn. Tinh thần của anh ấy cũng tốt hơn, nhất là bệnh trầm cảm đã
chữa lành. Những bệnh da liễu của Thành thì
phục hồi tốt.
==
Nga đã phát nguyện trước bàn thờ Phật là sẽ thọ trì kinh Hoa Nghiêm này trọn đời, không một ngày nào cô bỏ qua việc đọc tụng kinh
Hoa Nghiêm.
Sau đó, Nga nghe theo lời khuyên của dì Tâm nên không tổ chức
đám cưới hoành tráng như kế hoạch ban đầu.
Nga và Thành bỏ hết các kế hoạch về chụp hình cưới ở bãi biển,
chụp hình cưới ở phim trường, mời cả trăm khách ở nhà hàng khách sạn 4 sao, bỏ
luôn kế hoạch tuần trăng mật nghỉ dưỡng ở Bali….
Họ chỉ giữ lại kế hoạch
làm Lễ Hằng Thuận đơn giản tại một ngôi chùa.
Cô dâu chú rể mặc áo dài kín đáo, cô dâu cầm bó hoa sen trắng
nhìn vừa trang nhã mà giản dị.
Xung quanh bàn thờ Phật cũng là những cây nến trắng nhìn
trang nhã, mộc mạc và uy nghiêm.
Buổi lễ rất gọn gàng, chỉ mời bà con thân thuộc hai bên và
vài người bạn thân. Cuối buổi lễ có mời tiệc chay.
Ngoài việc đọc kinh Thiện Sanh ở chùa thì cô dâu chú rể cũng xin sư trụ trì
cho đọc phẩm 40 “ HẠNH NGUYỆN PHỔ HIỀN” của
kinh Hoa Nghiêm, nhân ngày lễ Hằng Thuận của 2 người tại chùa.
==
Ngày nào Nga cũng đọc
kinh này và cô sẽ lập Đạo tràng Hoa
Nghiêm, rủ một số người cùng tham gia sinh hoạt
trong đạo tràng đó, cùng đọc và thực hành theo kinh Hoa Nghiêm, khuyến
khích nhiều người đọc kinh Hoa Nghiêm hơn nữa.
Hồi trước, cô có đọc một tích truyện xưa có vị cư sĩ chuyên thọ trì, đọc tụng kinh Hoa
Nghiêm như LƯU KHIÊM CHI.
Vào niên hiệu Thái Hòa (499), đời Tề (479-502), có một vương
tử đốt thân để cúng dường bồ tát Văn Thù.
LƯU KHIÊM CHI hổ thẹn vì mình bị tàn tật, cơ thể khiếm khuyết, vô dụng, nên ông phát tâm
ở tại núi Ngũ Đài, chuyên tu học theo KINH HOA
NGHIÊM.
Ngày lẫn đêm, ông đều
thọ trì kinh này, sáu thời lễ Phật, sám hối.
Trải qua nhiều năm, chí thành cầu khẩn không hề xao lãng,
ông cảm được bồ tát Văn Thù gia hộ.
Bỗng râu và tóc mai của ông tự nhiên mọc lại.
Các căn trên thân thể
của ông trở nên đầy đủ, không còn bị khiếm khuyết.
Âm thanh giọng nói của ông trở nên trong trẻo, ít ai sánh bằng.
Khi thân hình và râu tóc đã bình phục, đầy đủ, ông càng dốc
chí khẩn cầu để thông suốt yếu chỉ của kinh Hoa Nghiêm.
Và ông soạn bộ luận HOA NGHIÊM gồm 600 quyển.
==
Phần LỜI BẠT của Cư sĩ
HỒ U TRINH ở núi Tứ Minh, Trung Quốc trong cuốn” NHỮNG TRUYỆN CẢM ỨNG VỀ KINH ĐẠI
PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM” như sau:
« Kinh HOA NGHIÊM ghi:
Kinh này không phải tất cả chúng sanh đều tin nhận, thọ trì,
chỉ trừ bậc đại bồ tát.
Ngay cả các hàng thanh văn, duyên giác còn không tin nhận,
huống là thọ trì?
Hoặc có bồ-tát trải qua ức na-do-tha kiếp tu sáu ba-la-mật
mà không được nghe kinh này, hoặc là được nghe mà không tin nhận thì cũng chỉ
là bồ-tát giả danh.
Nếu chỗ nào có quyển kinh này thì nơi đó là tháp miếu Như
Lai.
Người nào cung kính, lễ lạy thì người ấy có đủ căn lành, sẽ dứt
trừ khổ não, đạt được niềm vui của bậc hiền thánh.
Chúng ta nên gắng sức thọ trì kinh HOA NGHIÊM này.
Tôi thờ vị thiền tổ là ngài VÔ DANH (722-793) làm thầy ( Vô
Danh là thiền sư Trung Quốc, thuộc tông Hà Trạch, sống vào đời Đường), nhờ hầu
cận ngài mà được nghe về hạnh nguyện của
bồ tát Phổ Hiền, đại định Hải Ấn và thể tính pháp giới.
Từ đó tôi mới biết
KINH HOA NGHIÊM là bộ kinh tối cao của đạo Phật.
Thế nên, tôi chỉnh sửa tập truyện này để chỉ bày rõ ràng cho
những ai chưa được nghe đến KINH HOA NGHIÊM. »
Tác giả : MLS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét