Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

THẦN CHÚ TỲ LÔ GIÁ NA

 THẦN CHÚ TỲ LÔ GIÁ NA ( VAIROCANA MANTRA) TRỢ GIÚP VÃNG SANH CỰC LẠC

-----

THẦN CHÚ TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT ĐẠI QUÁN ĐẢNH QUANG CHƠN NGÔN

 ( VAIROCANA MANTRA).

 

Kinh “Bất Không Quyến Thần Biến” nói:

Các chúng sanh tạo đủ thập ác, ngũ nghịch, tứ trọng, tội số như vi trần, đầy khắp thế giới.

Khi thân hoại mạng chung, họ sẽ bị đọa vào ác đạo.

Ta nên dùng thần chú Tỳ Lô Giá Na Chơn ngôn gia trì vào trong đất cát thật sạch.

Ta niệm cho đủ 108 biến rồi tán rải trên thi hài của vong nhân hoặc trên mồ mả của họ.

 

Vong nhân kia nếu đang ở địa ngục, ngạ quỷ, a- tu- la, súc sanh … thì  được nhờ oai lực gia trì của thần chú Tỳ Lô Giá Na này, được nhờ sức thần thông của chú lực.

 

Lúc bấy giờ, vong nhân liền được ánh hào quang của chư Phật rọi vào thân và trừ được các quả báo. Vong nhân sẽ xả thân khổ sở, được vãng sanh về cõi Cực Lạc Tây phương, từ Liên hoa hóa sanh, thẳng đến thành Phật, không còn bị đọa lạc.

*** TỲ LÔ GIÁ NA THẦN CHÚ, CHƠN NGÔN:

“Án, A Mộ Già. Vĩ Lô Tả Nẵng. Ma Hạ Mẫu Nại Ra. Mạ Nỉ Bát Nạp Mạ. Nhập Phạ Ra Bát Ra Mạt Đa Dã Hồng.”

(Om, Amogha Vairocana. Mahamudra. Manipadma Jvala Pravarttaya Huṃ)

-Phiên âm tiếng Phạn:

Om, a mô ga. Vai rô cha na. Maha mu đờ ra. Mani pát ma. Choa la. Pờ ra vát ta da, hum.

-----

PHƯƠNG PHÁP TÁN SA

 

Lấy cát giữa lòng sông đem về phơi khô. Trộn vào 1 ít châu sa, thần sa, để trong chén nước sạch.

 

Tay kiết ấn Bảo Thủ bưng chén cát. Còn tay mặt thì kiết ấn Cát Tường.

 

Mắt ngó vào chén cát.

 

Miệng tụng Thần chú Tỳ Lô Giá Na 108 biến (Om, Amogha Vairocana. Mahamudra. Manipadma Jvala Pravarttaya Huṃ) làm chừng.  Cứ gia trì như vậy cho được ba đêm.

 

Rồi đem cát ấy rải lên mồ mả hay thi hài của người chết trùng, hoặc chết bất đắc kỳ tử, hoạnh tử ...mà vong nhân không siêu được.

 

Làm phương pháp này, vong linh liền được siêu sanh.

 

Hoặc viết Thần chú Tỳ Lô Giá Na này trên vải, giấy vàng,... rồi đắp lên thi hài của người chết.

 

Vong linh họ sẽ  nương nhờ vào oai lực của thần chú Tỳ Lô Giá Na này mà được siêu sanh về cõi Phật.

==

- Nguồn:

https://www.daitangkinhvietnam.org/diendan/viewtopic.php?f=42&t=12490&p=108350#p108350

 


===



—o0o—

TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT ĐẠI QUÁN ĐỈNH QUANG CHÂN NGÔN

Mùa Xuân năm Ất Mùi (2015), tác giả :HUYỀN THANH (Nguyễn Vũ Tài)

Tùy theo Kinh Bản và dòng truyền thừa mà Quang Minh Chân Ngôn có đôi chút sai khác như sau:

  • Bất Không Quyến Sách Thần Biến Chân Ngôn Kinh, quyển 28, Phẩm

Quán Đỉnh Chân Ngôn Thành Tựu ghi nhận là:

“Lúc đó, tất cả Như Lai ba đời trong tất cả cõi nước ở mười phương, Tỳ Lô Giá Na Như Lai một thời đều duỗi bàn tay Vô Úy bên phải, xoa đỉnh đầu của Liên Hoa Minh Vương (Padma-vidya-rāja), đồng thời nói Bất Không Đại Quán Đỉnh Quang Chân Ngôn là:

“Án (1) y mộ già phế lỗ giả na (2) ma ha mẫu nại la, ma nê (3) bát- đầu ma, nhập-phộc la (4) bả la vạt đả dã, hồng (5)”

輆   狣伕千 因刎弋巧 亙扣觜痚 亙仗扔斬 詷匡 渨向痡伏 猲

OṂ _ AMOGHA-VAIROCANA MAHĀ-MUDRA- MAṆI PADMA JVALA PRAVARTTAYA  HŪṂ

Một số vị Đạo Sư chú thích ý nghĩa của bài Chú này là: OṂ: quy kính

AMOGHA: Bất Không Vô Gián

VAIROCANA: Quang Minh biến chiếu tức Đại Nhật Như Lai MAHĀ-MUDRA: Đại ấn

MAṆI: viên ngọc báu PADMA: hoa sen

JVALA: quang minh, hỏa diệm (lửa nóng) PRAVATTAYA: chuyển, tiến hành HŪṂ: năng phá, mãn nguyện

Ý nghĩa tổng quát của Chân Ngôn này là:

“Án! Bất không quang minh biến chiếu! Đại Thủ Ấn! Liên Hoa trân bảo!

Hỏa diệm! Thỉnh tiến hành! Hồng”

  • Bất Không Quyến Sách Tỳ Lô Giá Na Phật Đại Quán Đỉnh Quang Chân Ngôn ghi nhận bài Chú Phạn Hán là:

輆狣伕千因刎弋巧亙扣秈亙仗扔榰詷匡 盲向僅伏嫟

“Án, a mô già vĩ lô tả nẵng, ma hạ mẫu nại-la, ma nê, bát nạp-ma, nhập-phộc la, bát-la vạt đá dã, hồng”

OṂ AMOGHA VAIROCANA MAHĀ-PRO (?MAHĀ-MUDRA) MAṆI PADME JVALA PRAVARDAYA (?PRAVARTTAYA) HŪṂ

  • Phật Quang Đại Từ Điển ghi nhận ý nghĩa của bài Chú này là:

Án (OṂ: quy mệnh, đấy đủ ba Thân, cúng dường)

A mô già (AMOGHA: Bất Không)

Tỳ Lô Tả Nẵng [VAIRUCANA (?VAIROCANA): Quang Minh biến chiếu]

Ma ha mẫu nại la (MAHA-MUDRA: Đại Ấn)

Ma nê (MAṆI: Báu Như Ý)

Bát đầu ma (PADME: hoa sen)

Nhập phộc la (JVALA: quang minh)

Bát la vạt đá dã [PRAVARDAYA (?PRAVARTTAYA): phát sinh, chuyển]

Hồng (HŪṂ: Tâm Bồ Đề, năng phá, khủng bố)

Giải thích rõ ràng là: Tức do Đại Ấn chân thật bất không của Đại Nhật Như Lai sinh ra Công Đức của viên ngọc báu, hoa sen, ánh sáng. Ý là: dùng sức Đại Uy Thần chiếu phá vô minh, phiền não, chuyển nỗi khổ của Địa Ngục khiến sinh về Tịnh Thổ

Người thọ trì Chân Ngôn có thể diệt tội nặng sinh tử, trừ bệnh chướng của nghiệp đời trước mà được Trí Tuệ, Biện Tài, sống lâu.

Nếu dùng Chân Ngôn gia trì vào đất cát rải trên thân người chết thì người chết liền có thể lìa khổ được giải thoát.

Ở Nhật Bản: Thiên Đài, Chân Ngôn với các Tông Phái khác thường dùng làm Nghi Thức ở Pháp Hội thường ngày hoặc Hội bố thí cho Quỷ đói.

Quang Minh Chân Ngôn cũng được ghi khắc ở trên Tháp bà (Stūpa: cái tháp nhiều tầng)

  • Tỳ Lô Giá Na Phật Thuyết Kim Cương Đỉnh Kinh Quang Minh Chân Ngôn Nghi Quỹ ghi nhận là:

“Án, a mô già tỳ lô già na, ma ha ha mục đà la, ma ni, bà đầu ma, tô bà la, bà la bà lợi đà gia, hồng, bà tra, tô bà ha”

輆 狣伕千 因刎弋巧 亙扣觜痚   亙仗扔斬 詷匡 渨向痡伏 猲民誆 渢扣

OṂ _ AMOGHA VAIROCANA MAHĀ-MUDRA MAṆI PADMA JVALA PRAVARTTAYA HŪṂ PHAṬ SVĀHĀ

Bí Mật Chân Ngôn Chú này là Tâm Trung Bí Mật Chú của vạn ức vô số chư Phật. Người trì Chân Ngôn Thần Chú này tức vạn ức vô số chư Phật Như Lai vui vẻ. Đây là Tâm Trung Chú của hai hình vóc Như Lai: Đại Tỳ Lô Giá Na (Mahāvairocana) với Vô Lượng Thọ (Amitāyus), tụng một biến là tụng trăm ức vô lượng Kinh Đại Thừa, trăm ức vô lượng Đà La Ni, hiểu rõ trăm ức vô lượng Pháp Môn. Như Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai Can Tâm Bí Mật Chú này, tất cả chư Phật ba kiếp ba đời do tụng trì Chân Ngôn Chú này thì sức mau được thành Chính Giác”

  • Bản Kinh này lại ghi nhận ý nghĩa của bài Chú trên là:

“Đầu tiên, A mô già (AMOGHA): Đây là Như Lai Tâm Trong Mật Ngôn của ba Thân, vạn Đức

Tiếp đến, Tỳ lô giá na (VAIROCANA). Đây là câu lời chân thật của Như Lai

Tiếp đến, Ma ha mục đà la, ma ni, ba đầu ma (MAHĀ-MUDRA MAṆI PADMA). Đây là Tâm Trong Mật Ngôn của nhóm bốn Nhiếp Trí Bồ Tát

Tiếp đến, tô bà la, bà la bà lợi đà gia (JVALA PRAVARTTAYA)là Tâm Trung Mật Ngôn của tất cả chư Phật Như Lai, tất cả hàng Bồ Tát trong ba kiếp ba đời Tiếp đến, hồng bà tra (HŪṂ PHAṬ). Đây là Đại Thần Lực Uy Mãnh, Đại Thế Lực Mật Ngôn của Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Câu lời phá nát Địa Ngục thành nơi Tịnh Thổ

Tiếp đến, tô bà ha (SVĀHĀ). Đây là câu lời chứng đắc quả Đại Bồ

Đề”

  • Theo ý nghĩa khác thì bài “Quang Minh Chân ngôn” được giải thích như sau:
    • Oṃ: là tổng quy mệnh Kim Cương Giới
    • Amogha-vairocana: là Bất Không Biến Chiếu (hay Bất Không Đại Nhật) biểu thị cho ý nghĩa: Từ Pháp Thân vô hình vô sắc, do Tâm Đại Bi, Đức Đại Nhật Như Lai đã dùng sức Đại Bi hiển hiện thành 5 vị Phật của Kim Cương Giới là: Trung ương Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana Buddha), Đông phương Bất Động Phật (Akṣobhya Buddha), Nam phương Bảo Sinh Phật (Ratna-saṃbhava Buddha), Tây phương A Di Đà Phật (Amitābha Buddha), Bắc phương Bất Không Thành Tựu Phật (Amoghasiddhi Buddha). Và mỗi một vị Phật biểu thị cho một Trí của Như Lai là: Pháp Giới Thế Tính Trí (Dharma-dhātu-prakṛti-jñāna), Đại Viên Kính Trí (Adarśa-jñāna), Bình Đẳng Tính Trí (Samatā-jñāna), Diệu Quán Sát Trí (Pratyave- kṣana_jñāna), Thành Sở Tác Trí (Kṛtya-muṣṭhāna-jñāna). Sự hiển hiện này nhằm tạo phương tiện gia trì để cứu độ tất cả chúng sinh trong Thế giới.

Như vậy, Bất Không Đại Nhật có thể được xem là Bậc Đạo sư của 5 Phật Thân và 05 Trí Như Lai.

  • Mahā mudra maṇi: là Đại Ấn Như Ý Bảo Châu, biểu thị cho sự viên mãn của Trí Đức (Đại Ấn) và Phước Đức (Như ý bảo châu).
    • Padme: là bên trong hoa sen, biểu thị cho Tâm Từ Bi trắng tinh không có nhiễm dính (vô nhiễm trước).
  • Jvala pravarttaya: là ánh sáng chiếu diệu, tức là ánh sáng phóng tỏa từ mặt trời Trí Tuệ, gồm có 03 loại:

a.Tuệ Nhật Nhất Thiết Trí Quang: phóng tỏa ánh sáng Chân không (Chân không Quang minh) soi khắp cõi Lục Phàm Đồng Cư Thế Gian, nhằm phá tan sự tối tăm của Kiến Tư Phiền Não cho chúng sinh.

b.Tuệ Nhật Đạo Chủng Trí Quang: phóng tỏa ánh sáng Diệu Hữu (Diệu Hữu Quang Minh) soi khắp cõi Nhị Thừa phương tiện Thế Gian, nhằm phá tan sự tối tăm của Trần sa phiền não cho chúng sinh.

c.Tuệ Nhật Nhất Thiết Chủng Trí Quang: phóng tỏa ánh sáng Trung Đạo (Trung Đạo Quang minh) soi khắp cõi Thật Báo Thế gian, nhằm phá tan sự tối tăm của Vô Minh phiền não cho chúng sinh.

Do ý nghĩa này hồng danh Đại Nhật (vairocana) còn biểu thị cho nghĩa “Trừ ám biến Minh”

  • HŪṂ: được hợp thành bởi 3 chữ H, Ū, Ṃ, trong đó:

H: là Hetu, là nguyên nhân hay nhân nghiệp Ū: là Utpada là Sinh hay Hữu (sự có) Ṃ: là Ātma là Bản ngã.

Do đó, HŪṂ là nguyên nhân sinh ra Bản ngã bao gồm 03 thứ phiền não là: Kiến Tư phiền não, Trần Sa phiền não, Vô Minh phiền não.

  • PHAṬ: là sự phá bại hay đẩy xa nội chướng.
  • SVĀHĀ: là biểu thức của một tình trạng tâm linh có lòng tốt “Muốn ban phước, muốn chúc sự an vui”. Nó thường đi đối với phẩm vật dâng hiến hay các lời khen tặng.

Theo nghĩa khác thì SVĀHĀ được kết hợp bởi SVĀ tức Svabhāva là Tự tính và HĀ gồm có A là biểu tượng của Pháp Thân, HA là biểu tượng của Báo Thân. Do đó, SVĀHĀ còn có ý nghĩa là : “Thành tựu mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn”.

Như vậy, toàn bộ câu Chân Ngôn: “Oṃ_ Amogha-vairocana, mahā- mudra maṇi padme, jvala pravarttaya Hūṃ phaṭ, svāhā” có thể diễn dịch là:

“Hỡi Đức Bất Không Đại Nhật! Bậc viên mãn Trí Đức và Phước Đức đang ngồi trên tòa sen thanh tịnh vô nhiễm trước. Hãy phóng tỏa ánh sáng chiếu diệu phá bại mọi phiền não đang ngủ ngầm trong tâm của con, để con mau chóng thành tựu mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn”.

Do Uy Lực và ý nghĩa của Chân Ngôn này, một số Đạo Sư Mật Giáo đã xác nhận bài Quang Minh Chân Ngôn tương đồng với Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn (OṂ MAṆI PADME  HŪṂ)

– Một bản khác (dị bản) của bài Quang Minh Chân Ngôn này là:

Oṃ: Quy mệnh

Amogha vairocana: Phật bộ Mahā-vajra: Kim Cương bộ Maṇi: Bảo bộ

Padme: Liên hoa bộ

Jvala pravarttaya: Yết Ma bộ

Hūṃ: Khủng bố

Phaṭ: Phá bại

Svāhā: Quyết định thành tựu

==

Tác giả :HUYỀN THANH (Nguyễn Vũ Tài)

--

TỲ GIÁ NA PHẬT ĐẠI QUÁN ĐỈNH QUANG CHÂN NGÔN xưng đầy đủ là Bất Không Quyến Sách Tỳ Lô Giá Na Phật Đại Quán Đỉnh Quang Chân Ngôn, Tỳ Lô Giá Na Phật Đại Quán Đỉnh Quang Chân Ngôn, Tỳ Lô Giá Na Đỉnh Quang Diệt Ác Thú Chân Ngôn.

Lại xưng là Tỳ Lô Giá Na Phật Quán Đỉnh Quang Chân Ngôn, Tỳ Lô Quán Đỉnh Quang Chân Ngôn, Bất Không Đại Quán Đỉnh Quang Chân Ngôn, Đại Quang Minh Chú, Quang Chú….

thường xưng gọi là QUANG MINH CHÂN NGÔN, tức chỉ Chân Ngôn của ĐẠI NHẬT NHƯ LAI (Vairocana-tathāgata), Tổng Chú của tất cả chư Phật Bồ Tát.

 

Trong Đại Chính Tạng ba bản ghi nhận Chân Ngôn này là:

 

1.     Bất Không Quyến Sách Thần Biến Chân Ngôn Kinh, quyển 28, Phẩm Quán Đỉnh Chân Ngôn Thành Tựu.

2.     Bất Không Quyến Sách Tỳ Giá Na Phật Đại Quán Đỉnh Quang Chân Ngôn.

3.     Tỳ Giá Na Phật Thuyết Kim Cương Đỉnh Kinh Quang Minh Chân Ngôn Nghi Quỹ.

 

Trong bản Hán dịch TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT THUYẾT KIM CƯƠNG ĐỈNH KINH QUANG MINH CHÂN NGÔN NGHI QUỸ nói rõ bốn lý do mà bài Chú này có tên gọi QUANG MINH CHÂN NGÔN:

 

1.     Thần Chú này là mẹ của trăm ức vô số chư Phật, mẹ của vạn ức vô số Bồ Tát Thánh Chúng. Đây Đại Thần Chú, đây Đại Minh Chú, đây Thượng Chú, đây Đẳng Đẳng Chú… y theo đây gọi Quang Minh Chân Ngôn.

2.     Đây là bài Chú mà Đức Thích Ca Như Lai luôn thường cung kính, xưa kia khi tu Hạnh Tiên Nhân nhẫn nhục thường tụng Chân Ngôn Chú này thời từ đỉnh đầu hiện ra trăm ngàn ánh sáng chiếu sáng ba ngàn Thế Giới, thành Chính Giác… cho nên gọi QUANG MINH CHÂN NGÔN.

 

3.     Năm Trí Như Lai hiện thân Phi Ngã. Khi đấu tranh với Đại Ma thời hiện thân Phi Ngã, từ đỉnh đầu đều phóng trăm ngàn Hỏa Diệu thiêu đốt, diệt quân loại của Ma Vương, kèm theo khi thiêu đốt diệt cung Ma Vương thời chúng Ma Vương dẫn kéo đồng loại đều bị tồi diệt. Vì Như Lai giúp cho thành các Luận, khi hiểu thời liền y theo ánh sáng của trăm ngàn Hỏa Diệu.

4.     Trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, đường ác, nơi đen tối, Địa ngục, tất cả nơi khổ não của nẻo ác được  ánh sáng của trăm ngàn Hỏa Diệu này chiếu soi đều thành nơi rất sáng tỏ.

Y theo sức của ánh sáng nên nhóm Địa Ngục, Quỷ đói, súc sinh thảy đều giải thoát nẻo ác, mau thành Chính Giác, cho nên gọi là Quang Minh Chân Ngôn.

5.     Muốn khiến cho cha mẹ sinh về Tịnh Thổ Cực Lạc thì hướng về phương Tây tụng một ngàn biến ắt quyết định sinh về Tịnh Thổ Cực Lạc.

Chính thế cho nên nơi lập mộ phần, dùng Chân Ngôn viết, giao cho chữ Phạn của Vô Lượng Thọ, an trí ở mộ phần của cha mẹ, thì vong linh ấy tuy trải qua vô lượng vô biên chẳng thể nghĩ bàn a tăng kỳ kiếp, chẳng bị đọa vào đường ác, ắt sinh về Tịnh Thổ Cực Lạc, trên tòa báu trong hoa sen. Khi thành Phật thời tam tinh phóng ra ánh sáng trắng, cho nên gọi là Quang Minh Chân Ngôn.

 

Y theo sự giải thích của Nhật Bản Chân Ngôn Tăng Đạo Phạm Thượng Nhân thì Quang Minh Chân Ngôn có 4 lớp là: thiển lược (giản lược nông cạn), thâm (kín đáo sâu xa), trung thâm (kín đáo sâu xa trong sự kín đáo), bí bí trung thâm bí (kín đáo sâu xa trong mỗi một sự kín đáo bí mật)

1.     Thiển lược: Quang Minh Chân Ngôn là Tâm Trung Bí Mật Chú của Đại Nhật Như Lai (Vairocana-tathāgata), A Di Đà Như Lai (Amitābha-tathāgata) cho nên tụng Chú này sẽ diệt tội sinh về Cực Lạc (Sukha-vatī), hiện đời được vô lượng Công Đức thù thắng

2.     Thâm bí: Mỗi một chữ của Chân Ngôn này đều là một Tâm của chúng sinh vốn đầy đủ Thể Tính của vạn Đức

3.     Bí trung thâm bí: Chân Ngôn này là Tổng Chân Ngôn của Ngũ Trí Như Lai, viên mãn bốn loại Mạn Trà La (Maṇḍala)

4.     Bí bí trung thâm bí: Chân Ngôn này là nguồn cội của Pháp Giới sáu Đại, sự huyền diệu cùng tột (huyền cực) của Pháp Giới, vạn Pháp đều nhiếp vào 32 chữ tức vạn Pháp không chẳng thuận theo 32 chữ này hiện ra, không chẳng quy trở về 32 chữ vậy (Nguyên Lộc năm thứ hai, Cao Sơn Tịch Bản “Quang Minh Chân Ngôn Tứ Trùng Thích Chuyết” một quyển)

 

Theo Mật Giáo Sử thì tụng trì Quang Minh Chân Ngôn dùng để diệt tội, trừ bệnh, tu Pháp của nhóm Tức Tai.... Pháp này dùng sự diệt tội làm chủ, lại xưng là Quang Minh Cúng, Quang Minh Chân Ngôn Pháp. Ngoài ra còn một loại Pháp gia trì vào đất cát (sa thổ gia trì Pháp) cũng dùng sự tu trì Pháp này làm chủ

Lại y theo Tạng Bản của chùa Nhân Hòa tại Nhật Bản thì Quang Minh Chân Ngôn có đủ ba việc thù thắng, hai việc khó được.


 

Ø Ba việc thù thắng là:

 

1.     Tất cả các tội nặng mười ác, năm nghịch, bốn nặng trong quá khứ. Khi nghe Đại quán Đỉnh Quang Chân Ngôn một, ba, bảy lần thông qua lỗ tai thì tất cả tội ấy liền được trừ diệt.

2.     Đã gây tạo đủ các tội nhiều như số bụi nhỏ tràn đầy Thế Giới này, khi thân hoại mạng hết thì bị rơi vào trong đường ác. Nếu gia trì vào đất cát 108 biến, rải lên thi hài hoặc trên mộ của người đã chết. Hoặc vong linh ấy ở trong nẻo Địa Ngục, Quỷ đói, Tu La, bàng sinh... do uy lực thần thông của Bản Nguyện liền được ánh sáng chiếu chạm vào thân, trừ các tội báo, hóa sinh trong hoa sen cho đến Bồ Đề chẳng bị đọa lạc.

3.     Ở trong đời này bị bệnh tật nhiều năm nhiều tháng, gân thịt mềm nhũn không có hơi sức, da vàng vọt… chịu vạn điều khổ sở. Mỗi ngày ở trước mặt người bệnh: tụng Chân Ngôn này 1080 biến liền tiêu diệt được các nẻo khổ não.

 

Ø Hai việc khó được là:

1.     Sự to lớn, đủ đại uy lực, vua trong các Chú, sự cùng tột của Kim Cương trong bản Chân Ngôn ít chữ (23 chữ).

2.     Mau chứng địa vị Tam Muội Gia Đại Quán Đỉnh.

 

Công Đức, lợi ích tổng quát của QUANG MINH CHÂN NGÔN:

1.     Quang Minh Chân Ngôn là một Đà La Ni của Mật Giáo, là Chân Ngôn của Đại Nhật Như Lai, được tôn xưng là Tổng Chú của tất cả chư Phật Bồ Tát

2.     Quang Minh Chân Ngôn thường được dùng cho các trường hợp: cầu vãng sinh, chôn cất người chết, xây mộ, cúng thí cho Quỷ đói… cũng hay trừ diệt bệnh chướng, quỷ quấy phá, bệnh đau mắt, trùng độc gây hại trong đời hiện tại

3.     Nếu có chúng sinh tùy theo nơi chốn, được nghe Đại Quán Đỉnh Quang Chân Ngôn này thì tất cả các tội mười ác, năm nghịch, bốn nặng trong quá khứ được trừ diệt hết

4.     Y theo Nghi Quỹ của Pháp này để tu Mật Pháp thì gọi là Quang Minh Chân Ngôn Pháp. Pháp này chủ về diệt tội, trừ bệnh, ngưng dứt tai nạn… đều là Pháp tu để diệt tội

5.     Nếu có chúng sinh gây tạo đủ các tội: mười Ác, năm Nghịch, bốn nặng… giống như bụi nhỏ tràn đầy Thế Giới này. Khi thân hoại mệnh chung bị đọa vào các nẻo ác. Dùng Chân Ngôn đó gia


trì vào đất, cát 108 biến rồi rải cho vong linh trong rừng Thi Đà (Śiṭavana), trên thi hài, hoặc rải trên mộ… gặp chỗ nào đều rải lên trên. Người đã chết ấy, nếu ở trong Địa Ngục, hoặc trong loài Quỷ đói, hoặc trong nẻo Tu La, hoặc mang thân Bàng sinh… dùng uy lực Thần Thông của Nhất Thiết Bất Không Như Lai Tỳ Lô Giá Na Như Lai Chân Thật Bản Nguyện Đại Quán Đỉnh Quang Chân Ngôn gia trì sức mạnh vào đất, cát … ngay lúc đó liền được ánh sáng chiếu vào thân sẽ trừ được các tội báo, buông bỏ thân đang chịu khổ, vãng sinh về quốc thổ Cực Lạc ở phương Tây, hoá sinh trong hoa sen cho đến Bồ Đề chẳng bị đọa lạc.

6.     Nếu tụng Chân Ngôn này một biến ắt tương đương với Công Đức đọc tụng trăm ức lượng Đà La Ni của các Kinh Điển Đại Thừa.

 

Tỳ Lô Cúng Dường Thứ Đệ Kệ:

 

“Nếu không thế lực rộng tăng ích Trụ Pháp chỉ quán Tâm Bồ Đề Phật nói trong đây đủ vạn Hạnh Đầy đủ Pháp trong sạch thuần tịnh”.

 

Xưa nay Phật Giáo Việt Nam thường tụng bài Chú này nhằm diệt trừ tất cả tội chướng, bệnh tật do nghiệp báo đời trước, hoặc trừ khử Thần Trùng Quỷ Mỵ gây nhiễu hại.

 

Hoặc gia trì vào đất cát rải lên phần mộ của người đã  chết,

 hoặc ghi chép Phạn Chú lên mền Quang Minh phủ trên thân thể của người mới chết nhằm giúp cho họ được nhanh chóng thoát khỏi sự đọa lạc trong các cõi ác và vãng sinh về cõi Cực Lạc.

OṂ_ AMOGHA VAIROCANA MAHĀ-MUDRA MAṆI PADMA JVALA PRAVARTĀYA HŪṂ

 

Nay do sự yêu cầu của các bạn đồng tu muốn tự mình hiểu rõ hơn về nghĩa thú của bài Quang Minh Chân Ngôn;

 nên tôi cố gắng sưu tầm các tài liệu và phiên dịch 3 bản Kinh có liên quan đến bài Quang Minh Chân Ngôn.

 

 

 

Mùa Xuân năm Ất Mùi (2015) HUYỀN THANH (Nguyễn Tài) kính ghi

 











 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét