Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

MỖI NGÀY ĐỌC 10 TRANG KINH HOA NGHIÊM, PHƯỚC TĂNG- NGHIỆP GIẢM

 MỖI NGÀY ĐỌC 10 TRANG KINH HOA NGHIÊM, PHƯỚC TĂNG- NGHIỆP GIẢM




Thoa gần 40 tuổi, là chủ một cửa hàng bán đồ trang trí nội thất và sở hữu một ngôi nhà cha mẹ để lại.
Trước đây, cửa hàng nội thất của Thoa rất đắt hàng, khách đông lắm, nhưng dạo gần đây, nhất là sau dịch Corona 2019 thì trở nên ế ẩm, doanh thu không đủ bù cho chi phí, tình trạng này kéo dài như vậy rất nhiều tháng trời.
Thoa bị lỗ nặng vì tiền thuê mặt bằng mở tiệm ở khu trung tâm thành phố. Thêm nữa thì Thoa đầu tư chơi chứng khoán cũng bị thua lỗ với số tiền lớn.
Tổng số nợ mà Thoa đang mắc là hơn 1 tỷ đồng.
Ngày nào Thoa cũng như ngồi trên đống lửa. Thêm căn bệnh viêm xoang sàng mãn tính luôn làm cô đau đầu thống khổ.
Thoa đã có ý định bỏ trốn nhưng thấy không ổn nên cô ấy lại nghĩ tới việc bán căn nhà mà cha mẹ để lại cho cô.
Căn nhà ở trong hẻm cũng sạch sẽ nhưng hẻm này khá hẹp, xe hơi không vào được, giấy tờ của căn nhà này lại chưa hoàn thiện.
Khi Thoa rao bán, mà chỉ vài người khách đến coi, nhưng hỏi tới tình trạng, giấy tờ nhà thì họ bỏ đi, không trả giá, thương lượng.

Trong lúc Thoa đang bế tắc, căng thẳng, sầu lo thì nghe bác Biện- người cũng có một cửa hàng trang trí nội thất gần cửa tiệm của Thoa- chỉ cho cô rằng:

“ Nên đọc kinh Hoa Nghiêm mỗi ngày. Vì kinh này dài quá, thì mỗi ngày đọc 10 hoặc 20 trang kinh thôi thì cũng giúp làm tăng phước và giảm nghiệp chướng rồi.
Cháu cứ thử một lần xem sao, biết đâu nhờ oai lực nhiệm màu của Phật pháp mà giúp ta thoát khỏi bế tắc.
Người xưa thường hay đọc kinh Hoa Nghiêm để cầu phước và để tiêu nghiệp chướng đó cháu.”


Thoa cũng hay đọc kinh Đại thừa, nhưng cuốn kinh đại thừa dày nhất mà cô từng đọc với mẹ là kinh Pháp Hoa. Cô thấy Kinh PHáp Hoa cũng là dày lắm rồi. Vậy mà kinh Hoa Nghiêm còn dày hơn gấp 4 lần kinh Pháp Hoa nữa nên cô cũng ngán.

Tuy nhiên nghĩ đến tình trạng bi đát của mình lúc này nên cô phải thử cố gắng một lần xem sao.

Vậy là mỗi tối, sau khi dọn hàng, đóng cửa tiệm xong, Thoa về nhà ăn cơm, tắm rửa xong là cô lấy bộ kinh Hoa Nghiêm ra đọc.
Ban đầu, cô dự tính mỗi ngày sẽ đọc 10 trang kinh này rồi đi ngủ. Vì như vậy cũng đủ mệt lắm rồi, sau một ngày kinh doanh mệt mỏi.

Nhưng sau đó thì cô tăng dần số trang đọc mỗi ngày lên.

Có ngày cô đọc 50 trang kinh. Có khi tiệm nghỉ vào ngày Chủ Nhật thì cô đọc gần cả trăm trang một ngày.
Còn ngày mệt thì cô chỉ đọc khoảng 30 trang thôi.

Mỗi tối đọc xong vài trang kinh Hoa Nghiêm thì Thoa lại hồi hướng, cầu nguyện cho tình trạng nợ nần của mình được cải thiện, ngôi nhà của mình sớm bán được.

Bán xong nhà này thì sau khi trả hết nợ, Thoa sẽ mua 1 ngôi nhà nhỏ ở khu vực Thủ Đức – nơi có nhiều cây xanh và thoáng đãng hơn.

Vậy là ròng rã 3 tháng sau thì Thoa cũng đọc xong bộ kinh Hoa Nghiêm 4 cuốn.
Hai ngày sau khi Thoa đọc xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tình cờ hôm đó Thoa nhận được cuộc điện thoại của một ông cò nhà đất hẹn dẫn khách tới coi nhà.
Thoa cũng nghĩ như mọi lần, là khách sẽ ghé coi rồi bỏ đi, không trao đổi, thương lượng gì thêm.
Vì vậy cô cũng không hào hứng gì.

Tuy nhiên lần này ông khách coi nhà rất kĩ, hỏi và đòi xem giấy tờ nhà.
Sau khi Thoa trình bày thì ông khách có vẻ đăm chiêu một chút.
Hôm sau, ông khách lại hẹn Thoa để trao đổi về căn nhà. Thoa đòi giá 6 tỷ hai ( Sáu tỷ hai trăm triệu đồng).
Ông khách trả 5 tỷ tám (Năm tỷ tám trăm triệu đồng). Thoa không chịu.
Một tuần sau, ông khách lại gọi điện trả lên 6 tỷ. Thoa đòi 6 tỷ mốt ( Sáu tỷ một trăm triệu đồng).
Ông ta nói rằng ông ta có thể lo được giấy tờ cho căn nhà này nên chuyện giấy tờ căn nhà hiện nay không quan trọng lắm đối với ông.
Sau đó thì căn nhà cũng được chốt với giá 6 tỷ mốt, cả hai bên cùng ra công chứng, chuyển tiền, rồi đi nộp thuế cho nhà nước.
Bác Biện bảo trong thời điểm khó khăn này mà Thoa bán được căn nhà với giá như vậy là quá tốt rồi.
Căn bệnh viêm xoang sàng vốn làm Thoa đau đầu kinh khủng, tuy không cầu nguyện, nhưng nay bỗng dưng bệnh này đã tự hết.
Sau khi trả nợ cũ và bù lỗ cho cửa tiệm, tổng cộng khoảng 1 tỷ rưỡi, thì Thoa còn khoảng 4 tỷ rưỡi.
Cô mua một căn nhà nhỏ, trên đường hẻm ở quận 9.
Ngôi nhà có nhiều cây xanh và thoáng như nguyện vọng của cô.
Cô dời cửa tiệm trang trí nội thất của mình về một con đường lớn ở quận 9 thì khách cũng đông và doanh thu, lợi nhuận rất tốt.
Giá thuê mặt bằng lại thấp nên cô rất vui.

Thoa cũng không quên cúng tạ lễ cho chùa 30 bộ kinh Hoa Nghiêm và 30 kí gạo.
Tin Phật thì Phật độ.
Nghĩa lý của kinh đại thừa Hoa Nghiêm là rất nhiệm màu, không thể tưởng tượng nổi.
Lúc này, đầu óc Thoa trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn.
Cô dành nhiều thời gian để nghiên cứu, đọc các kinh đại thừa của Phật dạy.
Cô càng tin sâu vào những kinh sách Phật dạy là không hề sai dối.
Đó là một chân lý tối thắng mà con người nên học hỏi và thực hành theo.



Người ghi lại câu chuyện: GT-MLS

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM

THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM



Sư THÍCH PHỔ AN họ Quách, người Kinh Dương, Kinh Triệu.

Thuở nhỏ, Sư lễ thiền sư Viên cầu xuất gia.

Sau khi vào đạo, Sư giữ vững tiết tháo, xả bỏ việc đời, tính tình nhu hòa, nhẫn nại, không gây oán.

Sư thường thay chúng làm các việc nặng nhọc, nhận lãnh những điều khó khổ mà lòng vẫn vui vẻ, lại còn sợ không có việc để làm.

Khi lớn tuổi, Sư tham học nơi pháp sư Ái.

Thời gian sau, Sư THÍCH PHỔ AN đã tinh thông Tam tạng[161], nhưng thường tu tập theo kinh Hoa Nghiêm.
Sư đọc tụng suy gẫm, và lấy kinh Hoa Nghiêm này làm mục đích tu hành.
--
Đến khi nhà Chu hủy diệt Phật pháp, Sư ẩn cư nơi rừng sâu tại Tây Kì ở hang Tiện Tử, núi Chung Nam.

Sư sống nơi rừng sâu, thoát ngoài trần thế, đức hạnh trong sạch như suối, tiết tháo vững chắc như đá, và hành tung của Sư cũng như dấu chim, bóng cá.

Về sau, Sư mời pháp sư Tĩnh Uyên về ở chung nơi rừng vắng, chọn lấy yếu chỉ sâu kín, thể nhận được lý vi diệu, lại hành trì khổ hạnh, xả thân cho muôn vật.

Có lúc bày thân nơi cỏ rậm cho các loài ruồi muỗi đến đốt, máu chảy khắp thân, nhưng Sư không hề sợ hãi.

Có khi nằm như thây chết để thí thân cho loài hổ sói, mong chúng được sống mà mình xả thân để hợp bản nguyện, nhưng chúng đến ngửi mà không ăn.

Do đó, trong lòng luôn bất an, hận rằng chẳng tròn tâm nguyện.
--
Gặp lúc đất nước loạn lạc, đạo pháp mịt mờ, lệnh nước lại nghiêm ngặt, không cho tăng ni trốn thoát.

Bấy giờ, hơn 30 vị tăng danh đức ở Kinh đô lánh nạn tại Chung Nam, nhưng chưa có nơi an ổn.

Sư bèn mời tất cả các vị này đến ở yên tại một nơi sâu kín, chủ yếu ở các vùng bờ bãi, riêng mình thì lộ diện đi khất thực mà không sợ bị bắt giết.

Cho nên, thức ăn và y phục cung cấp cho chúng tăng đều đầy đủ, việc tu hành cũng không ngưng trệ.

“Thời loạn mới biết kẻ sĩ” đúng là Sư đó ư?

Lại có lệnh hễ ai bắt được một vị tăng sẽ được thưởng 10 xấp lụa.

Có người bằng lòng đi tìm và muốn bắt Sư.

Sư an ủi họ:
“Xem ông là người nghèo khổ, ta xin giao mạng sống cho ông để ông được thưởng”.

Thế là, cả hai cùng vào Kinh đô.

Bấy giờ, vua bảo người kia:
“Phép của nước ta nghiêm cấm đạo nhân ở trong nhân gian, ngươi lại không cho ở trong núi.

Nếu vậy thì họ sống nơi nào?

Trẫm thấy vị Đạo nhân này thần thái chí khí phi thường, không mong cầu được sống, nên thả ông ta vào núi, cũng không cần tra xét”.

Sau này, nhiều lần bị bắt nhưng Sư cũng được thả như trước.

Lúc đó, pháp sư Ái đang lánh nạn tại một nhà giàu có tên là Đỗ Ánh ở Nghĩa Cốc.

Ông đào một cái hang để giấu Pháp sư.

Sau khi được thả về, nghe tin này, Sư đến thăm Pháp sư.

Pháp sư nói:

- An Công thần thái chí khí hơn người, không sợ phép cấm nghiêm ngặt, có lẽ khó ai sánh kịp.

Sư thưa:

“Nay tôi được Thoát Nạn là nhờ năng lực trì tụng KINH HOA NGHIÊM. Tất cả Sở Nguyện được Thành Tựu cũng đều nhờ năng lực trì tụng KINH HOA NGHIÊM này.”

Nhân đó, Sư thỉnh pháp sư Ái về núi, tự mình lo liệu mọi thứ.

Bấy giờ, người khắp nơi rầm rộ kéo về.
Sư cùng pháp sư Ái mở rộng trụ xứ.
Điều này được ghi đầy đủ trong Biệt truyện.
--
Đầu đời Tùy Văn Đế (Dương Kiên, 581-604), Phật giáo lại hưng thịnh.
Vua cho tìm khắp các vị tăng hiện còn và y theo phép xưa mà định đặt sắp xếp.

Lúc ấy, hơn 30 vị ở hang Tiện Tử vâng chiếu xuất gia trở lại và ở tại Quan tự[162].

Tuy Sư rất vui với việc Phật pháp phục hưng, nhưng không chạy theo danh lợi, vẫn sống chốn núi rừng.

Khi ấy, bên khe nước giữa 2 hang Tí Ngọ và Báo Lâm, có vị cư sĩ đào một cái hang, làm am thất mời Sư về ở.

Nơi này, vốn có một tảng đá lớn nằm ngay bên trên.
Sợ rơi xuống làm sụp am thất, nên Sư muốn dời tảng đá đi nơi khác.

Sư nghĩ: “Xin dời tảng đá đi nơi khác, đừng để hư hoại thất này”.

Bỗng nhiên, tảng đá lăn đi nơi khác.
Khiến ai nấy đều khen là lạ.

Sư bảo: “Đó là nhờ NĂNG LỰC CỦA KINH HOA NGHIÊM”.

Bên trái khe Thạch Bích phía Đông của am, có Tố đầu-đà là người hung dữ nhất xóm làng, quậy phá cùng khắp, hắn ta ngầm ghét Sư, nên toan tính giết hại.

Ông ta cùng với ba người bạn, cầm cung, mang kiếm đến sát hại.

Khi ông vừa giương cung lên bắn thì mũi tên không rời khỏi dây. Cung thì dính chặt nơi tay.
Mắt trợn ngược, lưỡi cứng đơ, cứ đứng thừ ra suốt đêm, chỉ biết kêu la mà thôi.

Nghe vậy, người đi đường loan truyền, xa gần đều tụ tập. Bấy giờ, người trong làng đến chí thành đảnh lễ, sám hối.

Sư bảo:
“Tôi hoàn toàn không biết. Chắc là do THẦN LỰC của Kinh HOA NGHIÊM.

Nếu muốn khỏi nạn, chỉ cần bảo ông ấy sám hối!”

Tố đầu-đà liền làm theo lời dạy, mới thoát khỏi.
----
Lại ở thôn Ngụy phía Tây của am, có ông Trương Huy sống bằng nghề trộm cướp.

Đêm nọ, ông ta vào thất của Sư, lén lấy bình dầu cúng Phật khoảng 5 lít, rồi vác trên lưng đi ra.

Vừa ra đến cửa, bỗng ông ta thấy đầu óc mờ mịt, như bị trói chặt, không thể cử động.

Thấy vậy, họ hàng, làng xóm đều đến tạ lỗi.

Sư bảo:

“Tôi không biết gì, có lẽ là do THẦN LỰC CỦA KINH HOA NGHIÊM.
Hãy bảo ông ta sám hối, trả lại bình dầu”.

Huy làm đúng theo lời dạy, mới thoát khỏi nạn.
--
Lại có một hôm, ông Trương Khanh ngụ tại phía Nam của am, đến trộm tiền của Sư, giấu vào tay áo.

Về đến nhà, ông ta lấy ra không được, lại bị cấm khẩu.

Thấy vậy, thân tộc, hàng xóm dẫn đến Sư, theo KINH HOA NGHIÊM mà sám hối, ông ta mới thoát nạn.
---
Tại thôn Trình Quách, có ông Trình Huy Hòa rất kính tin Tam bảo, thường đến chỗ Sư để nghe pháp yếu.

Có lần, ông ta bị bệnh nặng, chết đã 2 đêm, người ta bó thây, định đưa vào quan tài.

Bấy giờ, trên đường trở về từ huyện Hộ, Sư đến chùa Đức Hạnh ở phía Tây Nam, cách thôn ấy 5 dặm về phía Đông.

Từ xa, Sư gọi:

- Trình Huy Hòa, sao không ra đón ta?

Sư gọi nhiều lần như thế, những người làm ruộng thưa:
- Ông Hòa đã chết lâu rồi! Làm sao ra nghênh đón!

Sư bảo:
- Nói bậy, ta không tin!

Lát sau, Sư đến thôn ấy, lớn tiếng gọi, ông Hòa liền cử động.

Thấy thế, người thân đứng bên cạnh cắt đứt dây.

Sư bước vào nhà, lại gọi to lần nữa, ông Hòa liền ngồi dậy, chầm chậm bò đến Sư.

Sư bảo người nhà dẹp bỏ quan tài và những đồ tẩm liệm. Đồng thời, đặt tượng Phật lên cái sọt tre lật úp.

Rồi bảo ông Hòa nhiễu quanh.

Thế là ông Hòa bình phục như xưa, sống thêm khoảng 20 năm.

Sau đó, ông ta lại mắc bệnh, đến đảnh lễ sư, cầu cứu.

Sư bảo:

- Ông ấy đi đâu thì mặc. Ta không cần biết!

Sư vừa dứt lời. Ông ấy liền mạng chung.

Từ đó, Sư được nhiều người biết đến, xin theo học đạo rất đông.
Sư mở phước hội[163], thường có nhiều điềm cảm ứng.
--
Lại nữa, tại thôn Bạch phía Bắc ao Cô Minh, có một bà lão bị bệnh nằm liệt giường, câm cả trăm ngày, nên ra dấu cho con là muốn gặp Sư.

Con hiểu ý mẹ, thỉnh Sư về nhà.

Vừa trông thấy Sư, người mẹ bất giác bước xuống đảnh lễ, thưa hỏi, tới lui giống như ngày thường.

Ngay đó, bà liền khỏi bệnh.
--
Bấy giờ, danh tiếng Sư càng vang xa, xóm làng tụ tập, trỗi nhạc, rao khắp thôn xóm, muốn mở đại hội bố thí.

Tại thôn nọ, gia đình ông Bạch Di Sanh vô cùng nghèo khó, lại có 4 người con gái.

Người vợ chỉ được một tấm vải thô quấn quanh người, các người con gái thì không mảnh vải che thân.

Riêng người con cả tên là HOA NGHIÊM, tuổi đã 20, có được 2 thước vải thô, định đem cúng dường.

Lúc đó, Sư dẫn những người trong thôn, lần lượt đến nhà cô ta, nhưng xót thương cho cảnh nghèo khổ, mọi người đi ngang mà không vào nhà.

Cô ta suy nghĩ:
“Do nghèo khổ, nên ta không dự hội được. Nay lại không làm thiện, đời sau nghèo khổ gấp bội phần”.

Nghĩ thế xong, đi xin đồ vật khắp nơi, nhưng không ai cho cả, cô ta ngữa mặt lên trời than khóc.

Bấy giờ, thấy một nắm rơm dùng để bít lỗ trống trong nhà, cô kéo lấy, giũ ra thì được hơn 10 hạt lúa, rồi bóc thành gạo.

Cô đem hơn 10 hạt gạo này cùng với mảnh vải trước đây, vui vẻ đến phước hội;
Nhưng vì thân không y phục, nên phải chờ đến đêm tối, cô mới rón rén đi đến chỗ cúng dường.

Đến nơi, từ xa, cô ném mảnh vải vào trong đống đồ bố thí, riêng 10 hạt gạo xin dâng để nấu cơm.

Ngay đó, cô phát nguyện:

“Nghiệp khốn cùng của con là do gieo trồng từ nhiều đời trước.

Nghèo cùng mà hành bố thí là để mong cầu quả báo đời sau.

Nay đem 10 hạt gạo này bỏ vào nồi, với tâm chí thành, nguyện cho con thoát cảnh nghèo khổ.

Nếu cơm nấu xong biến thành màu vàng thì đúng như lời nguyện.

Nếu không cảm ứng thì thân này biết làm sao?”

Phát nguyện xong, cô gạt lệ trở về.

Thế là cả một nồi cơm 5 thạch[164] đều biến thành màu vàng.

Đại chúng thấy thế vô cùng kinh ngạc, nhưng không rõ lý do.

Họ tìm hỏi khắp nơi.
Sư bảo:

“Đó là do nguyện lực của con gái nhà Bạch Di Sanh”.

Lúc đó, trong phước hội thu được 10 hộc[165] lúa, liền đem trợ giúp cho cô.

Về sau, Sư đem việc này trình lên vua, vua cho phép độ cho cô Hoa Nghiêm xuất gia, vào chùa trì KINH HOA NGHIÊM cho đến trọn đời.
--
Tuy Sư ở ẩn, nhưng thường cứu người giúp vật.

Mỗi năm, vào mùa Xuân và Thu, xóm làng đều có cúng tế, sanh vật bị giết quá nhiều, Sư đi khắp nơi để chuộc các con vật.

Đồng thời khuyến hóa dân chúng thực hành tín nghĩa, đạo đức, làm cho 9/10 hội cúng tế trong thôn không sát sanh, hại vật.
--
Lần nọ, trong thôn bên cạnh thất của Sư, người dân bắt 3 con heo, định mổ thịt.

Nghe tin này, Sư đến chuộc lại.
Người dân sợ không giết được, nên ra giá 10.000 lượng.

Sư bảo: “Bần đạo hiện có 3.000 lượng, có chịu bán không?”
Mọi người không đồng ý, lại còn phẫn nộ.

Bỗng có một đứa bé quấn tấm da dê, đi đến tế đàn giúp Sư mua heo.

Thấy cảnh tranh cãi, đứa bé xin rượu, vừa ăn uống vừa nhảy múa, phát ra ánh sáng rực rỡ xoay chuyển quanh thân, khiến những người tại tế đàn đều lóa mắt.

Phút chốc, đứa bé biến mất, nhưng không rõ đi đâu.

Sau đó, Sư cầm dao cắt thịt mình, rồi bảo:
“Người và vật cũng đều là thịt.
Nhưng heo ăn những thứ nhơ uế, mà các ông lại ăn thịt nó, còn con người ăn cơm, lẽ nào không cao quý hơn sao?”

Nghe Sư nói vậy, họ đồng loạt thả heo.

Sau khi được cứu thoát, heo nhiễu quanh Sư 3 vòng, mũi miệng chạm vào Sư để tỏ ý vui mừng cảm tạ.

Vì vậy, cho đến nay, trong vòng 50 dặm phía Tây Nam Kinh đô, các loài heo gà đều không bị giết để cúng tế.

Những chuyện Sư hành từ khuyến thiện có cảm ứng đại loại đều như thế.
----
Sư tính vốn thành tín, ưa thích đọc KINH HOA NGHIÊM.
Suốt đời chỉ một bát ba y, trải bao năm tháng lại càng thêm tinh tấn.

Vào năm Khai Hoàng thứ 8 (588), Tùy Văn đế nhiều lần ban sắc mời Sư vào Kinh đô để dạy cho Hoàng thái tử[166].

Khi ấy, Công chúa trưởng xây dựng chùa Tĩnh Pháp và thỉnh Sư về trụ trì.

Tuy mang danh ở chốn kinh thành, nhưng Sư vẫn thường sống nơi vùng rừng núi.

Vào ngày 5 tháng 11 năm Đại Nghiệp thứ 5 (609), Sư viên tịch tại chùa Tĩnh Pháp, thọ 80 tuổi.

Di hài sư được an táng tại núi Chung Nam.
Sau đó xây tháp tôn thờ bên cạnh chùa Chí Tướng.
------

“TRUYỆN KÝ KINH HOA NGHIÊM”
-Sa môn Pháp Tạng
-Dịch và chú thích: Thiện Thuận- Quảng An-Viên Châu-Ngộ Bổn

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

I would rather suffer in the hells, And get to hear the Buddhas’ names,

 I would rather suffer in the hells

And get to hear the Buddhas’ names,
Than enjoy boundless happiness
And not hear the Buddhas’ names.

For countless eons in the past,
I suffered misery and woe,
And drifted aimlessly in birth and death
Due to not having heard the Buddhas’ names. 

==

-avatamsaka sutra

chapter 14:

Praises at the Summit of Mount Sumeru


“Thà thọ khổ địa-ngục
Được nghe hồng-danh Phật
Chẳng thích vô-lượng vui
Mà chẳng nghe danh Phật.
--
Sở-dĩ nơi thời xưa
Chịu khổ vô-số kiếp
Lưu chuyển trong sanh-tử
Vì chẳng nghe danh Phật.
== kinh hoa nghiêm, phẩm 14

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023

NAMO VAIROCANA BUDDHA, the Lord of the AKANISTHA world

 





Thần chú Tỳ Lô Giá Na(VAIROCANA BUDDHA MANTRA)
:

 

Om, Amogha, Vairocana, Mahamudra. Manipadma. Jvala. Pravarttaya. Hum.” (108 times)

-------

 

 

 “NAMO VAIROCANA BUDDHA,  the Lord of the AKANISTHA world.”

( Nam Mô Tỳ Lô Giá Na Phật, giáo chủ của Thế giới Hoa Tạng)

(3 times)

------

 

* I  vow to rebirth in Sukhavati

( Tôi nguyện vãng sanh cõi Cực Lạc).

---

 

*** I generate BODHICITTA & practise The WAY of the BODHISATTVA.

(Bodhisattva Precepts)

( Tôi phát bồ đề tâm và hành bồ tát đạo: Bồ tát giới)

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

BÁC SỬU NIỆM PHẬT, ĐỌC KINH, TRÌ CHÚ MÀ VÃNG SANH

~(Niệm Phật Di Đà, đọc kinh Hoa Nghiêm phẩm 40, trì chú Tỳ Lô Giá Na)~




 

 


~(Niệm Phật Di Đà, đọc kinh Hoa Nghiêm phẩm 40, trì chú Tỳ Lô Giá Na)~



Bác Sửu sinh năm 1942, bị ung thư đại tràng.

Tuy bị ung thư nhưng tinh thần bác vẫn rất lạc quan, không u sầu, không xuống tinh thần, ảm đạm.
Bác sợ làm chồng con lo lắng, bất an.
Chồng bác Sửu lớn hơn bác 4 tuổi nhưng cũng đã bị lãng tai và quên nhiều thứ, lưng đã bị còng.

Năm 2019 thì bác Sửu được 77 tuổi, bác trai đã 81 tuổi.

Bác Sửu và con gái đã quy y ở chùa Vạn Đức ( Thủ Đức) của hòa thượng Trí Tịnh, nên hai mẹ con theo pháp môn Tịnh Độ, thường xuyên tham gia các khóa tu niệm Phật, đọc kinh Pháp Hoa hoặc kinh Phổ Hiền ở chùa này.

Thực ra, tuy gọi là kinh Phổ Hiền nhưng nó chính là phẩm 40, “ Hạnh, nguyện Phổ Hiền” trong bộ kinh Hoa Nghiêm.

Phẩm 40- kinh Hoa Nghiêm này chỉ dài khoảng hai mươi mấy trang, tương đương hơn 5,000 từ thôi, nhưng rất hay và là phẩm kinh quy hướng về vãng sanh cõi Cực Lạc Tây phương của A Di Đà Phật.

Do đó, nhiều vị sư, nhiều Phật tử trong nước và cả Phật tử nước ngoài như Singapore, Malaysia, Trung Quốc... lâu nay đã phát tâm học thuộc lòng phẩm kinh tuyệt vời này và tụng đọc nó mỗi ngày để quy hướng Vãng sanh Cực Lạc.
----
Từ ngày đi khám và có kết luận bị ung thư đại tràng thì bác Sửu và con gái hầu như chỉ ở nhà đọc kinh, niệm Phật, mở máy niệm Phật 24/24, chứ hầu như hai mẹ con không đi chùa được nữa.
Bác Sửu nằm viện một thời gian.
Sau đó bác sỹ trả về, nhưng về nhà thì bác lại thấy khỏe hơn.
Gia đình ai cũng mừng vui vì tưởng là bà, mẹ của mình sẽ lành bệnh.
Con gái của bác là chị San thấy mẹ đau đớn nên rất xót xa.
Chị San khi rảnh việc là lấy xâu chuỗi 108 hạt ra lần và niệm “Nam mô A Di Đà Phật”.
Rồi chị San đọc to phẩm 40,” Hạnh, nguyện Phổ Hiền” trong bộ kinh Hoa Nghiêm cho bác Sửu nghe.
Tối thì con rể bác Sửu là anh Dương- cũng là chồng của chị San- đi làm về thì cùng với chị San đọc kinh này.
----
Sau đó, hai vợ chồng cùng tụng chú Tỳ Lô Giá Na 108 lượt:

“Án, A Mộ Già. Vĩ Lô Tả Nẵng. Ma Hạ Mẫu Nại Ra. Mạ Nỉ Bát Nạp Mạ. Nhập Phạ Ra Bát Ra Mạt Đa Dã Hồng.”

Anh Dương đề nghị đọc thêm thần chú Tỳ Lô Giá Na 108 lượt, vì anh nghe sư phụ dưới quê kể về hiệu nghiệm bất ngờ của thần chú Tỳ Lô Giá Na trong việc chuyển biến những trường hợp trùng tang hoặc những cái chết xấu như tự tử, chết đuối, chết cháy, tai nạn thảm khốc… đều được vãng sanh về cõi Phật, nếu ta trì tụng thần chú Tỳ Lô Giá Na.
--
Những lúc này bác Sửu cũng nhép miệng đọc theo.
Bác nói với chị San là :

“ Khi con đọc kinh, trì chú, niệm Phật thì mẹ đỡ đau hơn. Chứ bình thường rất đau.”

Nghe vậy, chị San càng cố gắng đọc to và đọc nhiều, tụng niệm nhiều kinh, thần chú hơn nữa.

Với mong muốn thiết tha là mẹ mình sẽ khỏi bệnh để sum vầy với con cháu.
Hễ rảnh một chút là chị San bắt đầu đọc kinh, niệm Phật, trì thần chú để mẹ bớt đau đớn.
Còn bác Sửu thì mấp máy môi đọc theo.

Chị San kể lại là khoảng 1 tuần trước khi mất thì bác Sửu tự nhiên trở nên ít đau đớn hơn trước đó.
Mặt bác tươi tỉnh hơn. Bác ăn uống tốt hơn nhưng lại đòi :”Chuẩn bị áo tràng giặt sạch cho mẹ”.
Trong nhà ai cũng phấn khởi, vui mừng vì tưởng bác Sửu sắp lành bệnh rồi.
--
Sáng hôm đó là ngày thứ Năm, bác Sửu tự nhiên dậy sớm, bước vào nhà tắm để tắm gội.
Chứ không đợi chị San giúp như mọi lần, bác thay quần áo mới, mặc áo tràng bên ngoài.
Bác viết giấy dặn dò chị San về cuốn sổ tiết kiệm, dặn chị San không cho hai đứa con coi tivi, chơi điện tử quá nhiều.
Rồi bác ngồi ngay ngắn trên giường chắp tay niệm Phật.
Một hồi sau là bác đi luôn.

Chị San thấy mấy bữa nay mẹ mình có vẻ sức khỏe tốt hơn nên chị tính ra đầu hẻm để mua ít thức ăn. Chị mua thức ăn về và khoe :”Hôm nay con sẽ nấu bánh canh chay cho mẹ nè.”

Nhưng nói mãi mà không thấy mẹ đáp lại, chị lại gần coi thì thấy mẹ vẫn ngồi.
Mặt bác Sửu rất rạng rỡ. Mắt bác nhắm lại.

Mặt nhìn hồng hào, không còn u ám, đau đớn như trước đây.
Chị bấm mạch nơi bàn tay thì không thấy nữa, đưa tay lên mũi của mẹ thì thấy không còn hơi thở.
Bác Sửu ngồi an nhiên mà tịch.

Chị San nghe nói nếu ai mà chết đứng, hoặc chết ngồi là thường được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Lúc này, chị San cũng hốt hoảng rồi, chị gọi điện cho chồng về và thông báo cho thằng em họ, con của cậu ở gần đó.
Sau đó thì gia đình mang thi hài bác Sửu đi thiêu.
Sau khi thiêu xong, chị San tìm trong đống tro cốt thì cũng thấy 2 viên xá lợi màu xanh ngọc bích có chuyển các sắc thái màu rất đẹp.

1 viên cỡ khoảng 3cm. Còn 1 viên khoảng 4cm.

Chị San trân trọng mua 1 hủ thủy tinh có nắp để bỏ 2 viên xá lợi của mẹ vào và đặt trên bàn thờ của bác Sửu.
Anh Dương -chồng chị thì đề nghị là lấy hai viên xá lợi đó làm mặt dây chuyền cho 2 đứa con đeo nhằm hộ thân, nhưng chị San không chịu.

Từ trường hợp vãng sanh của bác Sửu thì vợ chồng chị San càng có tín tâm vào Tam Bảo và các lời dạy của Phật.
Hai vợ chồng khuyến khích nhau sẽ cùng tu học tinh tấn hơn nữa, chứ không chỉ tập trung vào kiếm tiền, kiếm danh vọng, tranh đua, bon chen... mà phải cùng nhau tu tập nghiêm túc theo những lời Phật dạy.
----
Chị San vốn kín tiếng, không thích ồn ào, ầm ĩ nên việc bác Sửu được vãng sanh thì chị cũng không công bố với ai.

Chị San chỉ kể với một vài người thân trong gia đình để họ thêm tín tâm mà tu hành rốt ráo, nhằm đạt được quả vị tốt.

Hai vợ chồng chị từ đó cũng dành dụm thời gian mà lo tu hành tinh tấn, cùng niệm Phật, trì chú, tụng kinh, làm từ thiện giúp chúng sanh.

Họ bớt thời gian đi vui chơi -giải trí lại, hầu như không còn đi du lịch, shopping, nghỉ dưỡng, tụ họp bạn bè- người thân, hưởng thụ vật chất… nhiều như trước đây nữa, mà dành thời gian để tu tập tinh tấn hơn.

===
Tác giả: DT-MLS

từ diễn đàn đại tạng kinh

------------

Pháp sư VIÊN TỊNH THƯỜNG vãng sanh.
( do niệm Phật và chép phẩm kinh Hoa Nghiêm)

Pháp sư Viên Tịnh Thường sống vào đời Tống, quê ở Tiền Đường, xuất gia từ năm bảy tuổi.

Vào khoảng niên hiệu Thuần Hóa, Đại sư ở chùa Nam Chiêu Khánh, rất mến mộ đạo phong của Đại sư Tuệ Viễn nơi Lô Sơn trước đây.
Ngài phát tâm trích huyết chép một phẩm “Tịnh Hạnh”, trong kinh HOA NGHIÊM để tỏ lòng thành, hồi hướng vãng sinh Tây phương Cực Lạc.

Ngài lập Hội niệm Phật [giống như Đại sư Tuệ Viễn trước đây,] các quan đại phu tham gia vào Hội đều tự xưng là đệ tử Tịnh Hạnh.
Trong số đó, Văn Chính Công Vương Đán là người đứng đầu.
Có lúc, các vị công khanh quan chức tham gia Hội lên đến 120 người, các vị tỳ-kheo nhiều đến cả ngàn người.

Quan Hàn lâm là Tô Dị Giản viết bài tựa cho phẩm kinh Tịnh Hạnh ( trong kinh Hoa Nghiêm), có đoạn rằng:
“Tôi sẵn lòng trải tóc lót dưới chân người, khoét thịt trong thân để cầu được nghe pháp, quyết không từ nan.
Huống gì chút học thức thô lậu cạn cợt này, lẽ nào lại tiếc giữ.”

Vào niên hiệu Thiên Hy năm thứ tư, ngày 12 tháng giêng, ngài đoan nghiêm ngồi niệm Phật.
Không lâu, bỗng ngài nói rằng: “Đức Phật đến rồi.”
Ngài liền an nhiên thị tịch.
---
“AN SĨ TOÀN THƯ
KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT
CẦU SINH TỊNH ĐỘ”
-Nguyên tác: Tây Quy Trực Chỉ
-Chu An Sỹ - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
-Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016