Này Thiện-nam-tử! Ngươi nên qua đến
chỗ Văn-Thù Sư-Lợi thiện-tri-thức mà hỏi rằng:
Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế
nào nhập Phổ-Hiền hạnh-môn,
thế nào thành-tựu, thế nào quảng
đại, thế nào tùy thuận,
thế nào thanh-tịnh, thề nào
viên-mãn?
Văn-Thù Sư-Lợi sẽ vì ngươi mà
phân-biệt diễn nói.
Tại sao vậy? Vì những đại-nguyện của Văn-Thù Sư-Lợi, chẳng phải vô-lượng trăm
ngàn ức na-do-tha Bồ-Tát khác có được.
Nầy Thiện-nam-tử! Văn-Thù Sư-Lợi có hạnh quảng đại, nguyện vô-biên, xuất
sanh tất cả Bồ-Tát công-đức không thôi dứt.
Văn-Thù Sư-Lợi thường làm mẹ của vô-lượng trăm ngàn ức na-do-tha chư Phật.
Thường làm thầy của vô-lương trăm ngàn ức na-do-tha Bồ-Tát.
Giáo hóa thành-tựu vô-lượng
chúng-sanh.
Tiếng đồn vang khắp mười
phương thế-giới.
Thường làm Thuyết-Pháp-Sư trong tất
cả chúng hội của chư Phật.
Được tất cả Như-Lai khen ngợi, trụ
nơi trí thậm-thâm, có thể thấy tất cả pháp như thiệt, thông đạt tất
cả cảnh-giới giải-thoát, rốt ráo những hạnh của Phổ-Hiền.
Nầy Thiện-nam-tử! Văn-Thù Sư-Lợi là thiện-tri-thức của ngươi, làm cho ngươi
được sanh nhà Như-Lai, trưởng dưỡng tất cả thiện-căn, phát khởi tất
cả pháp trợ-đạo,
gặp thiện-tri-thức chơn thiệt khiến
người tu tất cả công-đức, nhập tất cả nguyện võng, trụ tất cả đại-nguyện, vì
ngươi mà nói tất cả pháp bí-mật của Bồ-Tát, hiện tất cả hạnh bất-tư-nghì của
bồ-tát, thuở xưa cùng người đồng sanh đồng hành.
Vì thế nên nguơi phải đến chỗ Văn-Thù Sư-Lợi chớ có nhàm mỏi.
Văn-Thù Sư-Lợi
sẽ vì ngươi mà nói tất cả công-đức.
Tại sao vậy?
Vì trước kia ngươi thấy thiện-tri-thức, nghe
bồ-tát-hạnh, nhập môn giải-thoát, đầy đủ đại-nguyện, đều do thần-lực
của Văn-Thù Sư-Lợi.
Văn-Thù Sư-Lợi đều được rốt ráo tất cả xứ.
Lúc đó Thiện-Tài Đồng-Tử đảnh lễ chân Di-Lặc Bồ-Tát, hữu-nhiễu
vô-lượng vòng, ân-cần chiêm-ngưỡng từ tạ mà đi.
( kinh Hoa Nghiêm,
phẩm 39, tập 4, Nhà xuất bản Tôn Giáo, trang 781-782)
===
Này Thiện nam tử!
Nếu có chúng-sanh chưa
gieo thiện căn và gieo ít thiện căn, Thanh Văn, Bồ Tát thời còn chẳng được
nghe danh hiệu của ta huống là thấy được thân ta ( Phổ Hiền bồ tát).
Này Thiện nam tử!
Nếu có chúng-sanh được
nghe danh hiệu của ta thời không còn thối chuyển nơi Vô Thượng
Bồ Đề.
*Nếu ai hoặc thấy,
hoặc chạm, hoặc rước, hoặc đưa, hoặc tạm theo dõi, nhẫn đến trong mộng
được thấy, nghe ta, thời đều cũng được bất thối chuyển cả.
Hoặc có chúng-sanh một ngày một đêm nhớ nghĩ đến ta, thời liền
được thành-thục.
Hoặc bảy ngày bảy đêm,
nửa tháng, một tháng, nửa năm, một năm, trăm năm, ngàn năm, một kiếp, trăm
kiếp, nhẫn đến bất-khả-thuyết, bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số kiếp, nghĩ
nhớ đến ta mà được thành-thục.
Hoặc một đời, hoặc trăm đời, nhẫn đến bất-khả-thuyết, bất-khả-thuyết
phật-sát vi-trần-số đời nghĩ nhớ đến ta mà thành-thục.
Hoặc thấy ta phóng đại quang-minh, hoặc thấy ta chấn động cõi Phật,
hoặc sanh e sợ, hoặc sanh hoan-hỉ thảy đều thanh-thục.
Này Thiện-nam-tử!
Ta dùng phật-sát
vi-trần-số môn phương-tiện như vậy, làm cho các chúng-sanh chẳng thối
chuyển nơi Vô-Thượng Bồ-Đề.
Nếu có chúng-sanh nào thấy nghe cõi thanh-tịnh của ta thời tất được sanh trong
cõi thanh-tịnh này.
Nếu có chúng-sanh nào thấy nghe thân thanh-tịnh của ta thời tất được sanh trong
thân thanh-tịnh của ta.
Này Thiện-nam-tử!
Ngươi nên quan-sát
thân thanh-tịnh của ta đây.
Thiện-Tài quán-sát tướng-hảo chi tiết nơi thân Phổ-Hiền Bồ-Tát.
Trong mỗi mỗi lỗ lông
đều có bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát-hải.
Mỗi mỗi sát-hải đều có
chư Phật xuất thế và chúng-hội Bồ-Tát.
Và lại thấy tất cả sát-hải đó:
Những kiến lập,
những hình trạng, những trang-nghiêm, những đại-sơn bao quanh, những sắc mây
che trùm hư-không, những Phật Như Lai xuất thế thuyết những
pháp-luân.
Lại thấy ở trong mỗi mỗi thế-giới hải, Phổ-Hiền xuất hiện tất cả
phật-sát vi-trần-số phật-hóa thân-vân, cùng khắp thập phương tất cả
thế-giới giáo hóa chúng-sanh khiến hướng về Vô-Thượng Bồ-Đề.
( kinh HOA NGHIÊM, phẩm 39, tập 4, Nhà xuất bản
Tôn Giáo, trang 799-800)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét