Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023

Tin là đạo nguồn, mẹ công-đức

 Tin là đạo nguồn, mẹ công-đức

Nuôi lớn tất cả những pháp lành
Dứt trừ lưới nghi, khỏi vòng ái
Khai thị niết-bàn, đạo vô-thượng.
--
Tin không nhơ bợn, lòng thanh-tịnh
Là cội cung kính, trừ kiêu mạn
Cũng là pháp-tạng đệ-nhứt-tài
Là tay thanh-tịnh thọ thiện hạnh.
--
Tin hay ban cho, không bỏn-sẻn
Tin hay hoan-hỉ vào phật-pháp
Tin hay thêm lớn trí, công-đức
Tin quyết-định được bực Như-Lai.
--
Tin khiến lục-căn sạch, sáng, lẹ
Tin sức kiên-cố không bị hư
Tin hay dứt hẳn cội phiền-não
Tin hay chuyển hướng Phật công-đức.
--
Tin nơi cảnh-giới không chấp trước
Xa lìa các nạn, được vô-nạn
Tin hay vượt khỏi các đường ma
Thị-hiện đạo giải-thoát vô-thượng.
--
Tin là giống công-đức không hư
Tin hay sanh trưởng cây bồ-đề
Tin hay thêm lớn trí tối-thắng
Tin hay thị-hiện tất cả Phật.
--
Cứ theo công-hạnh nói thứ đệ
Tin là hơn hết, rất khó được
Ví như trong tất cả thế-gian
Mà có như ý diệu-bửu-châu.
--
Nếu thường tin thờ nơi chư Phật
Thời hay trì giới và tu-học;
Nếu thường trì-giới và tu học
Thời hay đầy đủ các công-đức.
--
Giới hay khai phát gốc bồ-đề
Học là siêng tu bực công-đức,
Nơi giới và học thường thuận làm
Thời được chư Phật luôn khen ngợi.
--
Nếu thường tin phụng nơi chư Phật
Thời hay trần-thiết cúng-dường lớn
Nếu hay trần-thiết cúng-dường lớn
Người này tin Phật bất-tư-nghì.
--
Nếu thường tin phụng nơi tôn-Pháp
Thời nghe phật-pháp không nhàm đủ
Nếu nghe phật-pháp không nhàm đủ
Người này tin pháp bất-tư-nghì.
--
Nếu thường tin phụng thanh-tịnh Tăng
Thời được tín tâm bất-thối-chuyển
Nếu được tín-tâm bất-thối-chuyển
Người này tín-lực không dao-động.
--
Nếu được tín-lực không dao-động
Thời được lục-căn sạch sáng-lẹ
Nếu được lục-căn sạch sáng-lẹ
Thời hay xa lìa ác-tri-thức.
--
Nếu hay xa lìa ác-tri-thức
Thời được gần gũi thiện-tri-thức
Nếu được gần gũi thiện-tri-thức
Thời hay tu tập quảng-đại-thiện.
---
Nếu hay tu tập quảng-đại-thiện
Người này được thành nhơn-lực lớn
Nếu người được thành nhơn-lực lớn
Thời được thù-thắng quyết-định giải.
==
phẩm 12:" Hiền Thủ", Kinh Hoa NGhiêm

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

Văn-Thù Sư-Lợi thiện-tri-thức

 

Này Thiện-nam-tử! Ngươi nên qua đến chỗ Văn-Thù Sư-Lợi thiện-tri-thức mà hỏi rằng:

 

Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào nhập Phổ-Hiền hạnh-môn,

thế nào thành-tựu, thế nào quảng đại, thế nào tùy thuận,

thế nào thanh-tịnh, thề nào viên-mãn?

Văn-Thù Sư-Lợi sẽ vì ngươi mà phân-biệt diễn nói.


Tại sao vậy? Vì những đại-nguyện của Văn-Thù Sư-Lợi, chẳng phải vô-lượng trăm ngàn ức na-do-tha Bồ-Tát khác có được.


Nầy Thiện-nam-tử! Văn-Thù Sư-Lợi có hạnh quảng đại, nguyện vô-biên, xuất sanh tất cả Bồ-Tát công-đức không thôi dứt.


Văn-Thù Sư-Lợi thường làm mẹ của vô-lượng trăm ngàn ức na-do-tha chư Phật. Thường làm thầy của vô-lương trăm ngàn ức na-do-tha Bồ-Tát. 

 

Giáo hóa thành-tựu vô-lượng chúng-sanh. 

Tiếng đồn vang khắp mười phương thế-giới.

Thường làm Thuyết-Pháp-Sư trong tất cả chúng hội của chư Phật.

Được tất cả Như-Lai khen ngợi, trụ nơi trí thậm-thâm, có thể thấy tất cả pháp như thiệt, thông đạt tất cả cảnh-giới giải-thoát, rốt ráo những hạnh của Phổ-Hiền.


Nầy Thiện-nam-tử! Văn-Thù Sư-Lợi là thiện-tri-thức của ngươi, làm cho ngươi được sanh nhà Như-Lai, trưởng dưỡng tất cả thiện-căn, phát khởi tất cả pháp trợ-đạo,

 

gặp thiện-tri-thức chơn thiệt khiến người tu tất cả công-đức, nhập tất cả nguyện võng, trụ tất cả đại-nguyện, vì ngươi mà nói tất cả pháp bí-mật của Bồ-Tát, hiện tất cả hạnh bất-tư-nghì của bồ-tát, thuở xưa cùng người đồng sanh đồng hành.


Vì thế nên nguơi phải đến chỗ Văn-Thù Sư-Lợi chớ có nhàm mỏi.

Văn-Thù Sư-Lợi sẽ vì ngươi mà nói tất cả công-đức.

Tại sao vậy?

 Vì trước kia ngươi thấy thiện-tri-thức, nghe bồ-tát-hạnh, nhập môn giải-thoát, đầy đủ đại-nguyện, đều do thần-lực của Văn-Thù Sư-Lợi.
Văn-Thù Sư-Lợi đều được rốt ráo tất cả xứ.


Lúc đó Thiện-Tài Đồng-Tử đảnh lễ chân Di-Lặc Bồ-Tát, hữu-nhiễu vô-lượng vòng, ân-cần chiêm-ngưỡng từ tạ mà đi. 

( kinh Hoa Nghiêm, phẩm 39, tập 4, Nhà xuất bản Tôn Giáo, trang 781-782)

===

Này Thiện nam tử!

Nếu có chúng-sanh chưa gieo thiện căn và gieo ít thiện căn, Thanh Văn, Bồ Tát thời còn chẳng được nghe danh hiệu của ta huống là thấy được thân ta ( Phổ Hiền bồ tát).


Này Thiện nam tử!

Nếu có chúng-sanh được nghe danh hiệu của ta thời không còn thối chuyển nơi Vô Thượng Bồ Đề.

 

*Nếu ai hoặc thấy, hoặc chạm, hoặc rước, hoặc đưa, hoặc tạm theo dõi, nhẫn đến trong mộng được thấy, nghe ta, thời đều cũng được bất thối chuyển cả.


Hoặc có chúng-sanh một ngày một đêm nhớ nghĩ đến ta, thời liền được thành-thục.

Hoặc bảy ngày bảy đêm, nửa tháng, một tháng, nửa năm, một năm, trăm năm, ngàn năm, một kiếp, trăm kiếp, nhẫn đến bất-khả-thuyết, bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số kiếp, nghĩ nhớ đến ta mà được thành-thục.


Hoặc một đời, hoặc trăm đời, nhẫn đến bất-khả-thuyết, bất-khả-thuyết phật-sát vi-trần-số đời nghĩ nhớ đến ta mà thành-thục.


Hoặc thấy ta phóng đại quang-minh, hoặc thấy ta chấn động cõi Phật, hoặc sanh e sợ, hoặc sanh hoan-hỉ thảy đều thanh-thục.


Này Thiện-nam-tử!

Ta dùng phật-sát vi-trần-số môn phương-tiện như vậy, làm cho các chúng-sanh chẳng thối chuyển nơi Vô-Thượng Bồ-Đề.


Nếu có chúng-sanh nào thấy nghe cõi thanh-tịnh của ta thời tất được sanh trong cõi thanh-tịnh này.


Nếu có chúng-sanh nào thấy nghe thân thanh-tịnh của ta thời tất được sanh trong thân thanh-tịnh của ta.


Này Thiện-nam-tử!

Ngươi nên quan-sát thân thanh-tịnh của ta đây.


Thiện-Tài quán-sát tướng-hảo chi tiết nơi thân Phổ-Hiền Bồ-Tát.

 

Trong mỗi mỗi lỗ lông đều có bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết phật-sát-hải.

Mỗi mỗi sát-hải đều có chư Phật xuất thế và chúng-hội Bồ-Tát.


Và lại thấy tất cả sát-hải đó:

Những kiến lập, những hình trạng, những trang-nghiêm, những đại-sơn bao quanh, những sắc mây che trùm hư-không, những Phật Như Lai xuất thế thuyết những pháp-luân.


Lại thấy ở trong mỗi mỗi thế-giới hải, Phổ-Hiền xuất hiện tất cả phật-sát vi-trần-số phật-hóa thân-vân, cùng khắp thập phương tất cả thế-giới giáo hóa chúng-sanh khiến hướng về Vô-Thượng Bồ-Đề.



 ( kinh HOA NGHIÊM, phẩm 39, tập 4, Nhà xuất bản Tôn Giáo, trang 799-800)


Bồ-Tát sơ sanh kinh hành bảy bước.

 

“Bồ-Tát sơ sanh kinh hành bảy bước.

nhìn xem mười phương, 

tuyên bố độc tôn,

làm đồng-tử,

ở cung-điện,

dạo chơi viên-uyển,

Vì cầu nhất-thiết-trí mà xuất-gia khổ-hạnh, thị hiện thọ cháo sữa,

Đến ngồi đạo-tràng hàng phục ma-quân,

Thành Đẳng-Chánh-Giác,

Quán-sát bồ-đề-thọ.

Phạm Vương thỉnh chuyển pháp-luân.

Lên cung trời mà thuyết pháp.

Kiếp số thọ-lượng, chúng-hội trang-nghiêm, 

nghiêm tịnh quốc-độ,

thật hành hạnh nguyện,

phương-tiện giáo-hóa thành-thục chúng-sanh, 

phân chia xá lợi,

trụ trì giáo pháp,

những sự việc chẳng đồng như vậy thảy đều thấy rõ.”


( Phẩm 39 :” Nhập Pháp giới”,  kinh Hoa Nghiêm, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, trang 762, tập 4)

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2023

53 teachers of Sudhana in chapter 39, the Avatamsaka sutra.

 The Gandavyuha, often referred to as an independent sutra, is the last chapter of the larger Avatamsaka Sutra.


Manjushri, Male, bodhisattva
Sudhana, Male, boy


The Fifty-three Teachers:
1. Meghashri, Male, monk,
2. Sagaramegha, Male, monk, Sagaramukha
3. Supratishthita, Male, monk, Lanka
4. Megha, Male, grammarian, Vajrapura,
5. Muktaka, Male, meditation community, Vanavasin
6. Saradhvaja, Male, monk,
7. Asha, Female, lay devotee, Samudravetali,
8. Bhishmottaranirghosha, Male, seer, Nalayur
9. Jayoshmayatana, Male, brahmin, Jayoshmayatana
10. Maitrayani, Female, girl, Simhavijurmbhita

11. Sudarshana, Male, mendicant, Trinayan
12. Indriyeshvara, Male, boy, Sumukha
13. Prabhuta, Female, laywoman, Samudrapratishthana
14. Vidvan, Male, householder, Mahasambhava
15. Ratnachuda, Male, householder, Simhapota
16. Samantanetra, Male, perfumer, Vetramulaka
17. Anala, Male, King, Taladhvaja
18. Mahaprabha, Male, King, Suprabha,
19. Achala, Female, Sthira
20. Sarvagamin, Male, mendicant, Tosala

21. Utpalabhuti, Male, perfumer, Prthurashtra
22. Vaira, Male, mariner, Kutagara
23. Jayottama, Male, city elder, Nandihara,
24. Sinhavijurmbhita, Female, Nun, Kalingavana
25. Vasumitra, Female, lay woman, Durga Land,
26. Veshthila, Male, householder, Shubhaparmgama
27. Avalokiteshvara, Male, bodhisattva
28. Ananyagamin, Male, universal traveller
29. Mahadeva, Male, deva
30. Sthavara, Female, Earth Goddess

31. Vasanti, Female, Night Goddess, Kapilavastu
32. Samantagambhira Shrivimalaprabha, Female, Night Goddess,
33. Pramuditanayana Jagadvirocana, Female, Night Goddess,
34. Samantasattvatranojahshri, Female, Night Goddess,
35. Prashantarutasagaravati, Female, Night Goddess,
36. Sarvanagararakshasambhavatejahshri, Female, Night Goddess,
37. Sarvavrikshapraphullanasukhasamvasa, Female, Night Goddess,
38. Sarvajagadrakshapranidhanaviryaprabha, Female, Night Goddess,
39. Sutejomandalaratishri, Female, Night Goddess, Lumbini

40. Gopa, Female, girl, Kapilavastu,
41. Maya, Female, mother of the Buddha,
42. Surendrabha, Female, Goddess, Thirty-three Heaven,
43. Vishvamitra, Male, Kapilavastu, teacher
44. Shilpabhijna, Male, Kapilavastu, (Letters)
45. Bhadrottama, Female, lay woman,
46. Muktasara, Male, goldsmith, Bharukaccha
47. Suchandra, Male, householder, Bharukaccha,
48. Ajitasena, Male, householder, Roruka
49. Shivaragra, Male, Brahmin, Dharma village
50. Shrisambhava & Shrimati, Male & Female, boy and girl, Sumanamukha,
51. Maitreya, Male, bodhisattva
52. Manjushri, Male, bodhisattva
53. Samantabhadra, Male, bodhisattva