Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018
Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018
Khởi nghiệp với Miss La Sen
Khởi nghiệp với Miss La Sen
theo https://ictpress.vn/Chuyen-doc-duong/Khoi-nghiep-voi-Miss-La-Sen
(ICTPress) - Gần đây, biểu tượng hoạt hình Miss La Sen đã được trong nước và một số nước biết đến.
Đó là một nhân vật hoạt hình đáng yêu, thân thiện, gần gũi. Nó đã xuất hiện trên truyện tranh, bộ cờ bàn Sorim story, các video clip hoạt hình, các bài hướng dẫn làm thủ công cho trẻ em…
Ngày nay, các vật dụng có in hình Miss La Sen như búp bê, túi vải, áo thun…đã không còn giới hạn trong nước mà theo chân các du khách,chúng đã qua tới Mỹ, Ấn Độ, Hồng kông, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Úc, Thái Lan, Singapore, Nepal, Philippines, Phần Lan…
Miss La Sen là một biểu tượng được du khách đánh giá cao, yêu thích vì nét dễ thương và ý nghĩa may mắn của nó.
Người tạo ra biểu tượng hoạt hình Miss La Sen là chị Trần Thị Cẩm Tú cho biết sau khi quyết định nghỉ việc ở các công ty công nghệ, chị muốn khởi nghiệp bởi rất thích làm thủ công, vẽ vời nên muốn tạo ra một biểu tượng hoạt hình cho trẻ em.
Chị Trần Thị Cẩm Tú |
Biểu tượng hoạt hình thì thị trường đã có rất nhiều nhưng chị cho biết muốn tạo ra một biểu tượng có ý nghĩa nhân văn và có chiều sâu hơn.
Năm 2010, Miss La Sen chính thức được giới thiệu với cộng đồng. Khi chị Trần Thị Cẩm Tú thiết kế áo thun Miss La Sen tạo hình dễ thương.
Một cháu gái 9 tuổi của một người bạn đã rất thích tạo hình nhân vật Miss La Sen và bạn ấy quyết định mua ủng hộ áo thun Miss La Sen cho người lớn và trẻ em.
Emi Iwamoto, một cô gái Nhật Bản, người Kobe, đến dạy tiếng Việt ở TP. HCM viết thư cho biết búp bê Miss La Sen như một “treasure”(kho báu).
“Điều này làm tôi rất phấn khởi. Một số người bạn của tôi khi đi công tác ở nước ngoài cũng chọn mang những món quà lưu niệm có hình ảnh Miss La Sen để làm quà cho bạn bè nước ngoài. Tôi thực sự cảm ơn những người bạn nhiệt tình của mình”, chị Tú chia sẻ.
Lý giải tại sao khách hàng lại lựa chọn mua các đồ dùng có hình ảnh Miss La Sen giữa một rừng các nhân vật hoạt hình phong phú khác, thậm chí là được đầu tư hơn, vẽ đẹp hơn Miss La Sen, chị Tú cho biết có thể do tạo hình nhân vật Miss La Sen dễ thương, vui vẻ bên cạnh ý nghĩa may mắn, hộ thân của Miss La Sen.
Nó tương tự như nhân vật chú mèo may mắn Maneki Neko hoặc búp bê Daruma dolls, hoặc quà lưu niệm may mắn Omamori của Nhật Bản vậy.
“Chúng tôi chủ trương phong cách tạo hình của Miss La Sen là phong cách đơn giản, nhân vật có ngoại hình vui vẻ nhưng không cầu kỳ”, theo chị Tú.
Thực ra từ khi ra đời đến nay thì doanh thu tuy chưa như kỳ vọng nhưng chúng tôi đã có những chương trình từ thiện như “Áo thun từ thiện Miss La Sen” giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn, cụ thể là giúp trẻ em khuyết tật ở chùa Kỳ Quang 2, Gò Vấp, TP. HCM năm 2017 và nhiều chương trình ủng hộ cho những chùa khác.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình từ thiện cho Miss La Sen, có thể cả trong nước và thậm chí là ngoài nước.
Theo chị Tú, phương châm của tôi là mỗi ngày sẽ tự hoàn thiện, đổi mới cho các hoạt động của Miss La Sen:” We Compete With ourself everyday” (Chúng tôi cạnh tranh với chính mình mỗi ngày). Mục đích là “Chúng tôi phát triển kỹ năng, kiến thức của mình” (“ We develop our skills, knowledge”).
Chúng tôi đang xây dựng chương trình “MISS LA SEN WORKSHOP”.
Qua chương trình này, sắp tới có thể kết nối cộng đồng cùng sinh hoạt ở nhiều nơi trên thế giới, kết nối những người có cùng sở thích và yêu thích Miss La Sen.
Mục tiêu của chúng tôi là mang Miss La Sen đi xa hơn, đến những vùng đất mới với những thông điệp tích cực, lạc quan, ý nghĩa, nhân văn.
Qua chương trình này, sắp tới có thể kết nối cộng đồng cùng sinh hoạt ở nhiều nơi trên thế giới, kết nối những người có cùng sở thích và yêu thích Miss La Sen.
Mục tiêu của chúng tôi là mang Miss La Sen đi xa hơn, đến những vùng đất mới với những thông điệp tích cực, lạc quan, ý nghĩa, nhân văn.
Lời khuyên cho các bạn trẻ sắp khởi nghiệp
Chị Tú đã có những chia sẻ xung quanh việc khởi nghiệp. Theo chị, làm việc trong môi trường đòi hỏi sáng tạo không ngừng mỗi ngày thì bạn không cần phải tuân theo những quan niệm, quy chuẩn, truyền thống hoặc những bài học lý thuyết lâu nay.
“Bạn nên tạo ra sự khác biệt mới mẻ, những sáng tạo thú vị và tôn trọng sự khác biệt của những người khác, tất nhiên là phải tôn trọng quy định của pháp luật và văn hóa địa phương”.
Chị Tú cho biết mẹ tôi từng khuyên tôi đầu tư, làm tốt nhất, chăm chỉ, bền bỉ, chịu khó với đam mê mà mình theo đuổi, yêu thích. Ngày trước, khi tôi nói tôi muốn khởi nghiệp cho riêng mình, mẹ tôi hỏi tôi sẽ làm gì.
“Tôi nói làm ngành mà trước đây tôi đã từng làm công nhiều năm”.
Mẹ tôi khuyên tôi nên đầu tư một sản phẩm, dịch vụ mới mẻ và có chiều sâu hơn, để khó cạnh tranh hơn và ít đối thủ cạnh tranh thì mình có khả năng quyết định giá cả, dẫn dắt thị trường, thỏa chí sáng tạo…
Minh Anh
Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018
Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018
Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)